Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (P2) SVIP
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
3. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
a Thời kỳ tự do cạnh tranh và sự chuyển sang độc quyền:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.
- Việc sử dụng những nguồn năng lượng mới và những thành tựu khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
Hình 1. Bản vẽ chiếc xe máy đầu tiên trong lịch sử loài người (1885)
Câu hỏi:
@205603652209@
b. Quá trình hình thành tổ chức độc quyền:
- Cạnh tranh gay gắt dẫn đến các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, từ đó các xí nghiệp khổng lồ và tổ chức độc quyền ra đời.
- Tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn, nhằm tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, thu lợi nhuận cao.
- Các hình thức độc quyền tiêu biểu bao gồm:
+ Các-ten ở Đức và Pháp.
+ Xanh-đi-ca ở Đức.
+ Tơ-rớt ở Mĩ.
Câu hỏi:
@205603720319@
c. Tác động của tổ chức độc quyền:
- Tạo ra cơ sở cho bước chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
Hình 2. Tranh biếm họa về các tơ-rớt tại Hoa Kì
III. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại
a. Khái niệm:
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
b. Biểu hiện:
- Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân và sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.
- Sức sản xuất cao, dựa trên những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
- Lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất.
Hình 3. Điều hành nhà máy bằng công nghệ 4.0
Câu hỏi:
@205604253693@
2. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
a. Tiềm năng:
- Tiềm năng phát triển lớn trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - công nghệ và quản lý.
- Ưu thế trong việc sử dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế.
- Các nước tư bản trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học của thế giới, có thu nhập bình quân đầu người và quy mô nền kinh tế cao nhất thế giới.
Hình 4. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (tranh minh họa)
Câu hỏi:
@205604473562@
b. Thách thức:
- Khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu: Từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, sự phụ thuộc vào dầu mỏ vẫn còn lớn, các cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp tục gây ra nhiều tác động tiêu cực như lạm phát và ô nhiễm môi trường.
Hình 5. Ô nhiễm môi trường do tràn dầu
- Vấn đề chính trị, xã hội nan giải: Tình trạng bất ổn tại xã hội tại Mĩ: tệ nạn, bạo lực, phân biệt chủng tộc, các vụ xả súng,...
Hình 6. Biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mĩ
- Mâu thuẫn xã hội gia tăng: Chênh lệch giàu nghèo ngày càng sâu sắc, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội.
Câu hỏi:
@205604676721@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây