Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (P1) SVIP
I. SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ
- Sau Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII), chế độ phong kiến bị lật đổ, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập ở nhiều nước châu Âu.
Hình 1. Cách mạng tư sản Anh.
- Cuối thế kỉ XVIII, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đánh dấu sự mở rộng chủ nghĩa tư bản ra ngoài châu Âu.
- Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, lan sang các nước Pháp, Đức,… đã tạo ra những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội và củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản.
- Đến nửa sau thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản vẫn tiếp diễn (phong trào thống nhất nước Đức, I-ta-li-a) giúp hoàn tất quá trình xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
Hình 2. Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (1871)
Câu hỏi:
@205592112970@
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa
a. Nguyên nhân:
- Việc tăng cường các chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa bắt nguồn tự sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản (nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công).
=> Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (hệ quả của quá trình xâm lược thuộc địa).
b. Khái niệm chủ nghĩa đế quốc:
- Hình thức chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn cao, gắn liền với việc xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm lợi nhuận, đầu tư, thị trường.
- Hệ thống thuộc địa rộng lớn ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh được các dần được các nước đế quốc thiết lập.
Hình 3. Tranh biếm họa về Đế quốc Anh đang phân chia các khu vực thuộc địa trên thế giới
Câu hỏi:
@205592483598@
2. Sự mở rộng chủ nghĩa tư bản ra ngoài châu Âu và Bắc Mĩ
a. Ở khu vực Mĩ La-tinh:
- Nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào giành độc lập ở các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha diễn ra mạnh mẽ.
- Nhiều quốc gia tư bản mới ra đời như Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô, Bra-xin,…
b. Ở châu Á:
- Nhật Bản:
+ Năm 1868, cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra, biến Nhật từ nước phong kiến thành nước tư bản hiện đại.
+ Cải cách giúp kinh tế phát triển mạnh và giữ vững độc lập trước sự xâm lược của phương Tây.
Hình 4. Chân dung Thiên hoàng Minh Trị, người đã thực hiện cuộc cải cách Minh Trị
Câu hỏi:
@205592598164@
- Trung Quốc:
+ Năm 1911, Cách mạng Tân Hợi do trí thức và tiểu tư sản lãnh đạo lật đổ triều đại Mãn Thanh.
+ Tuy chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, nhưng cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia đông dân nhất châu Á.
Hình 5. Quang cảnh đường Nam Kinh sau cuộc khởi nghĩa thuộc Cách mạng Tân Hợi.
Câu hỏi:
@205592667438@
=> Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, Bắc Mĩ và bắt đầu mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới, đặt nền móng cho một trật tự thế giới mới dưới sự thống trị của các nước tư bản, đế quốc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây