Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 (P2) SVIP
2. Phong trào kháng chiến lan rộng ra cả nước (1873 - 1884)
b. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1884)
- Vào tháng 4 - 1882, quân Pháp do H. Ri-ve-ơ chỉ huy đã tấn công Hà Nội, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất.
- Chúng tiến hành khiêu khích, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu phải giao thành.
* Năm 1882:
- Ngày 3 - 4: Quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
- Quân ta anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết.
- Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh.
Hình 1. Quân Pháp đánh vào thành Hà Nội
Câu hỏi:
@205490124528@
* Năm 1883:
- Quân Pháp tiếp tục tấn công các tỉnh thành khác như Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều nơi khác.
- Quân triều đình hầu như tan rã, nhưng lực lượng kháng chiến của nhân dân vẫn kiên cường chiến đấu.
- Ngày 19 - 5: Một cánh quân Pháp do H. Ri-ve-ơ chỉ huy tấn công Cầu Giấy.
- Quân ta tổ chức phục kích và tiêu diệt H. Ri-ve-ơ cùng nhiều lính Pháp. => Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã tạo ra tiếng vang lớn và cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
- Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quân Pháp sẽ trả lại thành Hà Nội.
Hình 2. Trận Cầu Giấy (1883)
Câu hỏi:
@205490180143@
- Ngày 18 - 8: Quân Pháp tấn công Thuận An, cửa biển sát kinh thành Huế.
- Triều đình Huế hoảng hốt, cử người đến điều đình và ký Hiệp ước Hác-măng với Pháp, một hiệp ước đã được soạn sẵn.
* Năm 1884:
- Ngày 6 - 6: Pháp ký với triều đình Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
- Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng, thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh Bắc Kì, mặc dù triều đình đã đầu hàng.
- Nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng nhưng các tỉnh như Bình Thuận, Thanh, Nghệ, Tĩnh được chuyển sang Trung Kì. Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kì và Trung Kì.
Hình 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu hỏi:
@205490281387@
3. Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX
- Trong bối cảnh chế độ phong kiến Việt Nam đang gặp khó khăn, đồng thời phải đối phó với cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều sĩ phu và tầng lớp văn thân đã tìm cách cải cách, đưa ra những đề nghị nhằm nâng cao sức mạnh quốc gia.
+ Nguyễn Trường Tộ: Từ năm 1863 đến 1871, ông gửi nhiều bản điều trần lên triều đình Huế, trong đó đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, cải cách tài chính, chỉnh đốn võ bị, nâng cao ngoại giao và cải tổ giáo dục.
Hình 4. Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871)
+ Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đình Văn Điền: Năm 1868, nhóm sĩ phu này đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển thương nghiệp và củng cố quốc phòng.
+ Viện Thương bạc: Năm 1873, Viện Thương bạc đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để phát triển ngoại thương.
+ Nguyễn Lộ Trạch: Ông gửi các bản "Thời vụ sách" (thượng và hạ) lên vua Tự Đức vào các năm 1877 và 1882, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước.
Hình 5. Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1895)
- Những đề nghị cải cách này không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần do thiếu cơ sở kinh tế vững chắc, và bị vấp phải tư tưởng bảo thủ của triều đình và xã hội lúc bấy giờ.
Câu hỏi:
@205490377984@
=> Tư tưởng cải cách nửa sau thế kỉ XIX đã phản ánh những nhận thức mới của người Việt, góp phần tạo ra tiền đề tư tưởng cho phong trào Duy tân vào đầu thế kỷ XX.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây