Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập Bài 16
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
- Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P1)
- Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3) SVIP
BÀI 16 – HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1969)
a. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
* Giai đoạn 1945 - 1946: Ổn định đất nước và tranh thủ hòa bình
- Về đối nội:
+ Giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính:
- Phong trào “Nhường cơm sẻ áo”, “Tăng gia sản xuất”.
- Thành lập Nha Bình dân học vụ, Quỹ Độc lập, gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Tuần lễ vàng, ủng hộ Chính phủ.
+ Khẳng định chính quyền cách mạng: Gửi Lời kêu gọi toàn dân đi bầu cử (5/1/1946).
Hình 1. Đông đảo đồng bào, trong đó có tầng lớp thương nhân tham dự buổi đấu giá tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuần Lễ Vàng 9/1945
Câu hỏi:
@205622885248@@205622948743@
- Về đối ngoại:
+ Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Chủ tịch Hội đồng Liên hợp quốc và nguyên thủ các nước lớn, khẳng định nền độc lập của Việt Nam.
+ Kiên trì hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung chống Pháp ở Nam Bộ.
+ Kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Pháp → tạo thời gian hoà bình, chuẩn bị kháng chiến.
+ Sau khi Pháp phá hoại Hiệp định, Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, nhưng thất bại.
+ Để cứu vãn tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động kí bản Tạm ước (14/9/1946) với Pháp nhằm tiếp tục kéo dài thời gian hòa bình, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
+ Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Hình 2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu hỏi:
@205622942156@@205622817872@
* Giai đoạn 1946 - 1954: Toàn quốc kháng chiến
- Đề ra đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- Đẩy mạnh ngoại giao với Pháp tiến bộ, các nước Xã hội chủ nghĩa và Đông Dương.
- Chủ trì Đại hội Đại biểu lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) - Đại hội kháng chiến thắng lợi.
- Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường, tiêu biểu: Chiến dịch Biên giới (1950),...
Hình 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến trong Đông - Xuân 1953 - 1954
Câu hỏi:
@205622955272@
b. Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1969)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960).
- Người nêu rõ: Đại hội này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Hình 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 - 10/9/1960
Câu hỏi:
@205622956998@
- Lãnh đạo đấu tranh giải phóng miền Nam:
+ Chủ trì Hội nghị Trung ương 15 (01/1959): xác định con đường cách mạng miền Nam → kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
+ Từ 1965 - 1968, Mỹ trực tiếp tham chiến và phá hoại miền Bắc: Hồ Chí Minh cùng Trung ương kiên định quyết tâm “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
- Vai trò trong ngoại giao, biểu tượng đoàn kết:
+ Lên tiếng tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ trên các diễn đàn quốc tế.
+ Giữ vững độc lập, tự chủ, tranh thủ viện trợ quốc tế, hòa giải mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc.
+ Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng cách mạng giải phóng dân tộc, được nhân dân thế giới kính trọng.
Hình 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn dự Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô, năm 1961
Câu hỏi:
@205622957967@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây