Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 14. Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946-1950 (Phần I) SVIP
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
a. Nguyên nhân bùng nổ
- Mặc dù đã kí các hiệp ước, hiệp định nhưng thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết.
- Ngày 17-12-1946, quân Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh (Hà Nội), sau đó liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô.
- Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp và quyết định phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc.
- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi, nhân dân trong cả nước đã đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
Hình 1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu hỏi:
@204769499456@
b. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong:
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là: “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”.
Câu hỏi:
@204769577389@
+ Toàn dân: động viên và huy động tới mức cao nhất sức mạnh dân tộc, của cả nước vào cuộc kháng chiến: bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
+ Toàn diện: đánh địch bằng tất cả những gì có thể, trên tất cả các mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao) với tinh thần mỗi đường phố là một mặt trận, mỗi làng quê là một pháo đài và mỗi người dân là một chiến sĩ.
+ Trường kì: Cuộc kháng chiến phải tiến hành lâu dài nhằm đối chọi và làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp.
+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế: dựa vào sức mình là chính, sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện hỗ trợ.
Hình 2. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
Câu hỏi:
@204769660139@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây