Bài học cùng chủ đề
- Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa - LS 11 CTST
- Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình - Lịch sử 11 CTST (TN)
- Lý thuyết Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (Phần 1)
- Lý thuyết Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (Phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 13. Việt Nam và Biển Đông (Phần 1) SVIP
1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
- Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, giáp Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam).
- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế.
a. Về quốc phòng, an ninh
- Biển Đông là tuyến phòng thủ quan trọng ở phía đông của đất nước.
- Các quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền của quốc gia.
b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, sửa chữa và đóng tàu, du lịch,...
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản: Biển Đông có trữ lượng cá 2,3 triệu tấn mỗi năm, là nguồn thu quan trọng cho ngành thủy sản.
- Khai thác khoáng sản: Biển Đông chứa tài nguyên khoáng sản như ti-tan, thiếc, vàng, sắt, và khí đốt, với trữ lượng dầu mỏ khoảng 550 triệu tấn và khí đốt hơn 610 tỉ m³.
- Du lịch: Các bãi biển đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Phú Quốc,... tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.
- Cảng biển: Việt Nam có thể phát triển các cảng biển sâu như Cái Lân, Dung Quất, Vân Phong,... giúp giao thương và kết nối quốc tế.
- Thương mại biển: là "cửa ngõ" để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Biển Đông là con đường vận chuyển hàng hoá chính của Việt Nam, đặc biệt với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hình 1. Bãi biển Nha Trang
Câu hỏi:
@205223541593@
2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
a. Quá trình xác lập chủ quyền
- Từ thời xa xưa, các bằng chứng khảo cổ và tài liệu lịch sử cho thấy người Việt đã có mặt và thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá ở Biển Đông.
- Việt Nam là quốc gia đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
* Trước năm 1884:
- Các bản đồ cổ của Việt Nam như Toàn tập Thiên Nam tử chỉ lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và một số bản đồ phương Tây như Bộ Át lát thế giới (1827), An Nam đại quốc hoạ đồ (1838) đều thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam.
- Một số công trình sử học và địa lý của Việt Nam ghi chép về việc xác lập và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bao gồm:
+ Đại Việt sử ký tục biên
+ Phủ biên tạp lục
+ Đại Nam thực lục
+ Hoàng Việt địa dư chí
+ Đại Nam nhất thống chí
- Thế kỷ XVII - XIX: Việt Nam thành lập các đội Hoàng Sa và Bắc Hải để bảo vệ chủ quyền ở hai quần đảo.
- Dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, các hoạt động xác lập chủ quyền trở nên quy củ, với việc cắm mốc, lập miếu và tổ chức các cuộc khảo sát tại các đảo. Năm 1835: Vua Minh Mạng cho dựng miếu và trồng cây tại một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền.
- Việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống hành chính Nhà nước thời đó đã được thực hiện. Thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi). Sau đó, dưới thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Hình 3. Thuyền câu (mô phỏng) do các binh phu của Đội Hoàng Sa dùng để hoạt động khai thác, quản lý đảo Hoàng Sa thế kỷ XVII
Câu hỏi:
@205223669779@
* Từ năm 1884 đến 1975
- Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được duy trì và khẳng định qua các cuộc khảo sát và các biện pháp hành chính.
- Năm 1909, người Pháp khẳng định các khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa là trái phép, vì quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam.
+ Chính quyền Pháp sau đó chú trọng nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.
+ Các cuộc khảo sát khoa học của Pháp được tiến hành tại Hoàng Sa (1925) và Trường Sa (1927).
+ Quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa, còn Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, người Pháp xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và tiến hành nhiều khảo sát khoa học tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đến tháng 9 năm 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này được khẳng định tại Hội nghị Hòa bình Xan Phran-xi-xcô mà không có quốc gia nào phản đối.
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quản lý hành chính của chính quyền miền Nam Việt Nam.
+ Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền qua các văn bản hành chính, quân đồn trú, dựng bia chủ quyền và treo cờ trên các đảo chính.
+ Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (nay là Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Từ tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng miền Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.
Câu hỏi:
@205223826191@
* Từ năm 1975 đến nay:
- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Năm 1982: Thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai (từ tháng 7 - 1989 thuộc tỉnh Khánh Hòa).
+ Năm 1997: Huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng, còn huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Trong huyện có các đơn vị hành chính nhỏ hơn như: thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận), xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận),...
Hình 5. Xã đảo Song Tử Tây nhìn ra biển trùng khơi
Câu hỏi:
@205223873220@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây