Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 13. Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Phần II) SVIP
3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược
a. Giai đoạn 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1945
- Bối cảnh:
+ Ngày 2-9-1945, quân Pháp đã có những hành động gây hấn ngay trong ngày nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập.
+ Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 và rạng sáng 23-9-1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
=> Trước tình hình đó, sáng 23-9-1945, cơ quan kháng chiến ở Nam Bộ đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược.
Hình 1. Nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến.
- Diễn biến chính:
+ Đêm 23-9, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã tích cực đấu tranh chống quân Pháp dưới nhiều hình thức: Cắt toàn bộ điện, nước, dựng chiến lũy bằng bàn, ghế, giường, tủ,... cản bước tiến của quân địch. Các đội tự vệ, thanh niên xung kích nhanh chóng triển khai chiến đấu. Hàng trăm xí nghiệp, công sở, kho tàng, bến bãi,... bị phá hủy, không để rơi vào tay Pháp.
+ Đến tháng 10-1945, thực dân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh và quân tiếp viện mới phá được vòng vây ở Sài Gòn, Chợ Lớn để đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Câu hỏi:
@204767766110@
- Kết quả: Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã làm cho quân Pháp bị giam chân tại đây trong nhiều tháng.
Hình 2. Nhân dân Hà Nội ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
b. Giai đoạn 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946
- Đến đầu năm 1946, thực dân Pháp tìm cách kéo quân ra miền Bắc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược.
- Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết. Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
=> Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện sách lược “hòa để tiến”, nhân nhượng có nguyên tắc bằng việc đàm phán, kí kết Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9.
- Nội dung Hiệp định Sơ bộ
+ Chính phủ Pháp công nhân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp; có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
+ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
=> Các văn bản trên thể hiện lập trường hòa bình, hữu nghị với Pháp và đầy quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
Hình 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xanh-tơ-ni - đại diện Chính phủ Pháp và lực lượng Đồng minh nghe đọc thông qua bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).
Câu hỏi:
@204767835994@
c. Ý nghĩa
- Ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, giáng một đòn mạnh mẽ đầu tiên vào âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, làm tiêu hao sinh lực địch, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc quyết tâm cùng với nhân dân Nam Bộ bảo về nền độc lập, thống nhất đất nước.
Câu hỏi:
@204768001854@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây