Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Sông, hồ
a. Sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
- Mỗi con sông đều có một vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho nó gọi là lưu vực sông. Bao gồm:
+ Sông chính.
+ Phụ lưu là sông đổ nước vào sông chính.
+ Chi lưu là các sông thoát nước cho sông chính.
- Trong một năm, mực nước sông thường thay đổi theo mùa:
+ Vào mùa lũ mực nước trong lòng sông dâng cao.
+ Vào mùa cạn mực nước trong lòng sông hạ thấp.
+ Mùa lũ và mùa cạn của sông phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước sông. (Ví dụ: Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ mưa thì mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Với những sống có nguồn cung cấp nước chủ yếu là tuyết tan thì mùa lũ trùng với mùa xuân, còn những sống có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ vào đầu mùa hạ.)
Đê ngăn lũ và chống sạt lở bờ sông.
- Sông ngòi đem lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên cũng gây ra lụt lội gây khó khăn cho sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản.
b. Hồ
- Hồ là vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không thông với biển.
Biển hồ tự nhiên tại Pleiku.
Biển hồ nhân tạo tại Vinhomes Ocean Park.
- Các hồ trên Trái Đất khác nhau về nguồn gốc hình thành, hình dạng và kích thước.
c. Vai trò của nước sông, hồ
- Nước sông và hồ phục vụ vào nhiều mục đích: Giao thông, du lịch, nước sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình.
Chợ nổi ngã năm Sóc Trăng.
Quăng chài trên sông Bùi.
d. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
Trước đây, nước sông, hồ chủ yếu được sử dụng vào các mục đích đơn lẻ (hoặc cho giao thông, hoặc để tưới tiêu, hoặc để nuôi trồng thuỷ sản,...) dẫn tới lãng phí, thiếu hiệu quả, gây ô nhiễm nguồn nước.
⇒ Để khắc phục tình trạng đó, người ta đã sử dụng tổng hợp nước sông, hồ. Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế sự lãng phí nước và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.
Sử dụng tổng hợp nước sông Đà, hồ thủy điện Hòa Bình.
2. Nước ngầm
- Nước ngầm là nước nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất.
- Nước ngầm được tạo nên chủ yếu bởi nước mưa, nước sông, hồ, thấm xuống đất.
- Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...
- Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi. Đồng thời, cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
3. Băng hà (Sông băng)
- Trên Trái Đất, 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà; trong đó, 99% khối lượng băng nằm tại châu Nam Cục và đảo Grơn-len, 1% còn lại thuộc về các sông băng phân bố rải rác trên núi cao của các lục địa.
- Băng hà góp phần điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông.
- Băng hà chiếm gần 70% trữ lượng nước ngọt của Trái Đất và ít bị ô nhiễm. Nguồn nước ngọt này ngày càng trở nên quan trọng, khi lượng nước sạch ở sông, hồ, nước ngầm đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Cùng với sự nóng lên của Trái Đất, diện tích băng tan ngày càng lớn.
1. Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng. Hồ là vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không thông với biển. Nước sông và hồ phục vụ vào nhiều mục đích: Giao thông, du lịch, nước sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2. Nước ngầm là nước nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi. Đồng thời, cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
3. Băng hà chiếm gần 70% trữ lượng nước ngọt của Trái Đất và ít bị ô nhiễm. Nguồn nước ngọt này ngày càng trở nên quan trọng, khi lượng nước sạch ở sông, hồ, nước ngầm đang suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây