Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Giá trị của các nghề trong xã hội
- Trao đổi về các nghề nghiệp khác nhau và giá trị của mỗi nghề trong xã hội.
VD: Tất cả các ngành nghề trong cuộc sống đều có giá trị riêng. Nếu không có giáo viên, ai sẽ là người truyền đạt kiến thức, giáo dục học sinh? Nếu không có bác sĩ, ai sẽ chữa bệnh cho mọi người, nâng cao sức khỏe cho nhân dân? Nếu không có những người lao công, làm sao môi trường có thể sạch sẽ? Nếu không có nhân viên, ai sẽ là người phục vụ cho khách hàng?...
- Tranh luận theo chủ đề: Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội.
VD:
Trong tất cả các ngành nghề, đều đáng nhận được sự tôn trọng, trong xã hội với nhiều những con người với các nhu cầu khác nhau, đòi hỏi khác nhau, như vậy để thỏa mãn tốt nhất cho tất cả mọi người, nghề bảo vệ được xem như làm dâu trăm họ.
Nói đến nghề cao quý, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến nghề giáo, đó là nghề cho những người dạy dỗ nên một con người có ích cho xã hội. Nhưng ngày nay, nghề giáo đã mất ích nhiều sự tín nhiệm, tin tưởng với nhiều hình ảnh tiêu cực như bảo mẫu đánh trẻ…Nghề cao quý còn phải kể đến nghề y, là những bác sĩ tận tâm cứu người, chữa bệnh hết lòng..
Thế nhưng nghề bảo vệ, với nhiệm vụ mang trật tự, và bình an cho xã hội, cho cộng đồng. Họ làm việc âm thầm, cần mẫn, khiêm nhường. Những thời gian mà chúng ta vui chơi, nghỉ ngơi, thì các anh các chú bảo vệ phải làm việc cần mẫn, mang trên mình trách nhiệm lớn đối với sự an toàn tài sản, con người tại mục tiêu.
Không ngại khó khăn, các người lính bảo vệ thay phiên nhau 24/24 để làm nhiệm vụ. Đối với họ, sự an toàn của khách hàng là nguồn động viên, an ủi cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Bện canh đó những nghề nghiệp như lao công, quét dọn, sửa chữa đều là những nghề đáng được trân trọng.
2. Tìm hiểu về các nghề truyền thống
Thi ghép đúng tên địa danh với sản phẩm nghề truyền thống tương ứng.
3. Giới thiệu một số nghề truyền thống
Lựa chọn một làng nghề truyền thống đã tìm hiểu để giới thiệu theo các gợi ý:
+ Địa danh;
VD: Theo như nhiều người cao tuổi ở Làng Vòng cho biết thì cái tên này xuất phát từ địa thế của làng nằm trong một con đường vòng hình tròn, tức là đi vòng quanh làng theo một con đường. Bên ngoài vòng tròn là địa giới làng khác. Làng gồm nhiều thôn như Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung.
+ Lịch sử hình thành;
VD: Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
+ Sản phẩm.
VD: Cốm làng Vòng (Cốm tươi, bánh cốm, chả cốm, cốm xào, xôi cốm...). Cốm được gói trong 2 lớp lá, một lớp lá ráy tươi đảm bảo cốm không bị khô, ngoài cùng là lớp lá sen thoảng hương thơm ngát, buộc trong sợi rơm lúa nếp vàng tươi khiến món ăn càng mang đậm hương đồng nội.
4. Giao lưu với người làm nghề truyền thống
Tham gia giao lưu với người làm nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý dưới đây:
- Lí do dẫn họ đến với nghề truyền thống.
VD: Đây là nghề gia truyền từ đời bà của bác đến đời mẹ và truyền qua bác đến nay cũng 50 năm rồi.
- Những khó khăn, thách thức họ gặp phải khi làm nghề.
VD: Thực ra những làng nghề truyền thống bây giờ cũng đã phai mờ nhiều nên việc tiêu thụ cũng khó khăn. Nhưng khó khăn hơn là làm sao ra được hạt cốm ngon, từ công đoạn chọn lúa đã phải chọn thật cẩn thận, khâu bảo quản cũng cần tỉ mỉ.
- Những yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng đối với nghề.
VD: Trong làm cốm, yếu tố quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu. Cốm được làm từ nhiều loại lúa khác nhau nhưng đúng vị và ngon nhất vẫn là nếp cái hoa vàng, trồng trong cả hai vụ lúa chiêm và lúa mùa. Thông thường, người ta hay chọn lúa mùa, từ khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch, cũng chính là khi Hà Nội vào mùa thu, bởi cốm từ vụ này có vị ngọt thanh, thơm và ngon hơn.
Những nhành lúa non sau khi tuốt lấy hạt, sàng bỏ rơm và thóc lép được đem đãi qua nước. Tiếp đó, thóc được cho vào máy rang đều. Bếp lò để rang cốm phải dùng xỉ than đắp lên, điều quan trọng là chỉ dùng than củi để đốt. Chảo rang cốm phải làm bằng gang đúc dày, để hạt cốm chín đều, dẻo thơm mà không cháy. Để đảm bảo nhiệt độ bếp và độ chín, cần có bàn tay người thợ căn chỉnh tỉ mỉ trong suốt quá trình, giữ lửa đúng độ và đảo đều tay. Một mẻ lúa sữa non khoảng 10kg sẽ tạo thành khoảng 2kg cốm.
Thóc sau khi rang đều được để nguội, xát qua vỏ, sau đó tiếp tục được đưa vào máy giã rồi sàng bằng tay từ 5 đến 7 lần cho đến khi đạt được thành phẩm như ý. Để cho ra được một mẻ cốm cần ít nhất khoảng 3-4 giờ.
Tùy theo độ non của lúa, trung bình cần giã và sàng sảy từ 5 đến 8 lần mới ra được cốm thành phẩm. Công đoạn sàng cuối cùng để loại bỏ phần vỏ trấu còn bám trên hạt cốm. Việc sàng và giã cốm ở công đoạn này phải thực hiện khoảng 3 lần để sạch hết vỏ trấu và sạn.
Khi giã xong, cốm sẽ được gói trong hai lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy giữ cho cốm không bị khô và không phai nhạt màu xanh ngọc. Lớp ngoài được gói bằng lá sen – loại lá có hương thơm lâu đặc trưng của mảnh đất Tây Hồ, giúp tránh bụi và tạo hương thơm thoang thoảng cho các gánh hàng cốm làng Vòng.
Trong khâu bảo quản cốm, cũng có những quy định riêng để có thể giữ được hương vị đặc biệt, phải tránh không cho tiếp xúc với không khí khô hanh lúc sang Thu mới giữ được độ dẻo, bùi.
- Tình cảm của họ đối với nghề và với sản phẩm làm ra.
VD: Đây là nghề gia truyền nên bác muốn được lưu giữ chúng càng lâu càng tốt. Những hạt cốm cũng giống như một niềm vui, một niềm hạnh phúc của bác.
5. Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống
Tham gia triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống của địa phương.
VD: Triển lãm "Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội" 2020.
6. Tìm hiểu về nghề truyền thống qua thơ ca, hò, vè
Các nhóm thi tìm những câu thơ, bài hát, hò, vè,... nói về các nghề truyền thống của Việt Nam.
VD:
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn!
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.
Ai về ghé lại quê tôi,
Hương Cần nón, quýt một thời nổi danh.
Ước gì anh biến thành hoa
Nhờ em cô gái Ngọc Hà chăm nom.
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới.
Chợ Chì bán xảo bán sàng
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
Rượu nồng ai uống mà say
Rượu Đức Thanh ai uống mà say đắm lòng.
Thợ mộc Thái Yên lắm tài
Thứ nhất cửu Ngãi, thứ hai cố Hồng.
Lụa tơ Trà Kiệu, Mã Châu
Đã từng có tiếng dài lâu chắc bền.
...
7. Khám phá sự phù hợp của cá nhân với nghề truyền thống
- Tìm hiểu về sự liên kết giữa tính cách, hứng thú của bản thân với các nghề truyền thống.
VD:
+ Làng lụa Vạn Phúc - tính cách nhẹ nhàng, yêu cái đẹp, thích may vá thêu thùa,...
+ Làng hoa Ngọc Hà - tính cách vui tươi, nhẹ nhàng, lãng mạn, yêu cái đẹp, thích ngắm hoa,...
+ Làng cốm làng Vòng - tính cách nhẹ nhàng, yêu thích mùa thu, yêu thích ẩm thực,...
+ Làng mộc Thái Yên - tính cách trầm tĩnh, thích gỗ, thích điêu khắc,...
+ ...
- Chia sẻ kết quả tìm hiểu về những nghề truyền thống có thể phù hợp với tính cách và hứng thú đó.
VD: Em cảm thấy mình thích hợp với làng lụa Vạn Phúc. Bởi từ nhỏ em đã rất quen thuộc với các loại vải, lụa để may quần áo. Em còn từng xin mẹ những tấm vải vụn để may áo cho búp bê. Bản thân em cũng rất yêu thích cái đẹp, rất thích những tấm lụa óng mượt, sặc sỡ ướm lên người để may lên những bộ váy xinh đẹp.
8. Tìm kiếm nghệ nhân tương lai
Đóng vai người tuyển dụng và người tham gia tuyển dụng cho nghề truyền thống để tìm hiểu về những yêu cầu cơ bản của nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý:
+ Người tuyển dụng nêu ra các yêu cầu cơ bản của nghề truyền thống mình đang cần tuyển người.
+ Người tham gia tuyển dụng tìm cách thuyết phục "người tuyển dụng" về sự phù hợp của bản thân mình với các yêu cầu của nghề truyền thống.
+ Công bố kết quả tuyển dụng và tóm tắt các yêu cầu cơ bản của nghề truyền thống địa phương.
VD: Đoạn hội thoại giữa người tuyển dụng (TD) và người tham gia tuyển dụng (TG).
TD: Bạn biết gì về làng lụa vạn phúc?
TG: Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm có lịch sử phát triển lâu đời. Các sản phẩm tơ lụa của làng Vạn Phúc đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một nét đẹp văn hóa làng nghề truyền thống Việt Nam.
TD: Những sản phẩm của lụa Vạn Phúc được làm ra như thế nào?
TG: Đầu tiên là người ta cho kén tằm vào xoong đun sôi lên, sau đó lấy đũa khoắng đều rồi lọc cho vào vay. Sau đó guồng tơ ra ống để mắc cửu nối vào khung dệt và dệt. Mỗi người một công đoạn, người dệt, người guồng tơ, người suốt, người thì mắc cửu dệt, dệt xong rồi nhuộm. Bình quân mỗi ngày dệt được 5 đến 6 m vải...
TD: Lụa Vạn Phúc có điểm gì khác những nơi khác?
TG: Lụa Vạn Phúc là loại lụa được dệt nên từ chất liệu tơ tằm tự nhiên, mang nét mềm mại, mịn óng, tinh tế, đạt đến độ hoàn mỹ. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phóng khoáng, dứt khoát. Các sản phẩm của làng lụa Vạn Phúc đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại và có tiếng là bền và đẹp.
TD: Bạn sẽ làm gì để phát triển lụa Vạn Phúc nếu bạn nhận được công việc này?
TG: Nếu nhận được công việc này tôi sẽ quảng bá lụa Vạn Phúc đến với công chúng và khác du lịch nhiều. Ngoài ra nâng cao chất lượng của sản phẩm.
TD: Cảm ơn bạn! Chúc mừng bạn đã trúng tuyển. Tôi xin nói qua những yêu cầu cơ bản của nghề truyền thống địa phương. Với vị trí sắp tới của bạn tại xưởng nhuộm, bạn cần phải kiểm tra chất lượng vải trước khi nhuộm, cần pha màu nhuộm thật chính xác (chỉ cần khác sắc độ sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau), khi đem phơi cần lưu ý điều kiện ánh sáng và nhiệt độ. Cuối cùng, trước khi bàn giao cho bên đóng gói sản phẩm, bạn cần kiểm tra lại một lượt xem có lỗi gì từ việc nhuộm không để khắc phục hoặc tiêu hủy.
9. Chúng em và nghề truyền thống
Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.
VD: Trong thời kì hội nhập quốc tế, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa hiện đại hóa, các làng nghề truyền thống đang phản đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân khách quan là do sản phẩm làng nghề làm ra không có thị trường tiêu thụ. Thay vì sử dụng những sản phẩm thủ công, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm công nghiệp có giá thành rẻ và nhiều mẫu mã hơn. Nguyên nhân chủ quan phát triển từ chính bên trong các làng nghề truyền thống. Số thợ lành nghề, các nghệ nhân đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, còn lớp trẻ chưa thật sự có tình yêu với nghề truyền thống. Chính vì vậy, trước biến cố của thời gian, nhiều làng nghề đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Chính những điều đó đã gây ra những khó khăn cho làng nghề truyền thống. Khó khăn lớn nhất đối với các làng nghề chính là không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Các sản phẩm của những làng nghề chưa thể vươn ra thị trường trong nước và quốc tế. Tính chất khép kín trong việc sản xuất hàng hóa đã kìm hãm sự phát triển của làng nghề trong thời đại công nghệ và hội nhập như hiện nay. Ngoài ra, thì yếu tố nhân lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng làng nghề hiện nay: những thợ nghề, những nghệ nhân của các làng nghề hiện nay còn rất ít, giới trẻ thì không còn mặn mà với nghề “cha truyền con nối” như trước.
Trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ tuổi - là tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc càng cần phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó. Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, đồng thời, thay vì sử dụng nhiều vật dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có thể sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta. Bên cạnh đó, tuyên truyền và giới thiệu những sản phẩm truyền thống của dân tộc đến bạn bè quốc tế cũng là một việc làm có ý nghĩa. Nhà nước, chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp hỗ trợ để quy hoạch và phát triển làng nghề. Bên cạnh đó, chính bản thân các làng nghề cần phải có những bước thay đổi về mẫu mã, tích cực quảng bá thương hiệu,.. để giúp làng nghề tồn tại trong thời kì đổi mới và cả sau này.
Khi mà các làng nghề truyền thống bị mất hoặc mai một đi thì những hệ lụy kéo theo những hạn chế trong hoạt động du lịch văn hóa, khai thác tiềm năng kinh tế, việc làm, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, giáo dục văn hóa truyền thống trở thành hiện trạng đáng suy nghĩ. Một dân tộc mất đi bản sắc văn hóa là tự giết chết chính mình, tự xóa tên của mình trên bản đồ thế giới.
10. Quảng bá cho nghề truyền thống
- Các nhóm sáng tác thông điệp, hình ảnh biểu trưng để truyền thông, quảng bá cho một nghề truyền thống của Việt Nam.
VD:
- Bình chọn một số thông điệp, hình ảnh biểu trưng ấn tượng nhất.
Thông điệp
- Đất nước ta có rất nhiều nghề truyền thống độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử và văn hóa.
- Mỗi nghề truyền thống đều đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, kiến thức, kĩ năng,... của người làm nghề.
- Mỗi nghề truyền thống đều đáng quý, có giá trị đối với cộng đồng, xã hội và cần được giữ gìn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây