Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Các khoản chi ưu tiên khi số tiền bạn chế
- Xử lý tình huống sau: Tiết kiệm suốt một tháng em mới đủ tiền để mua một cuốn sách mà em yêu thích. Nhưng các bạn rủ em đi ăn liên hoan vào ngày mai. Số tiền đó không thể đủ để chi tiêu cho cả hai việc.
- Chia sẻ cách xử lý của em.
VD: Bởi vì đó là cuốn sách mà em vô cùng yêu quý, đem lại cho em lợi ích cả về sự giải trí và kiến thức nên em sẽ ưu tiên mua cuốn sách đó. Về buổi liên hoan với các bạn, em có 2 cách xử lí. Nếu có thể, em sẽ từ chối cuộc liên hoan này vì còn nhiều dịp khác. Nếu như đó là buổi liên hoan vô cùng quan trọng, em sẽ trình bày với mẹ để vay một khoản tiền nhỏ. Em sẽ làm việc nhà, dùng điểm số,... để có thể trả lại mẹ sớm nhất.
2. Lập kế hoạch chi tiêu
- Giả định rằng em có 100.000 đồng để chi tiêu trong một tuần. Hãy lập kế hoạch chi tiêu hợp lý theo mẫu gợi ý bên.
Các khoản chi tiêu | Dự tính số tiền |
1. Ăn sáng | 30.000 |
2. Mua đồ dùng học tập. | 15.000 |
3. Mua cuốn sách ưa thích. | 35.000 |
4. Tiền ăn vặt dự trù. | 20.000 |
Tổng | 100.000 |
- Chia sẻ với bạn về kế hoạch chi tiêu của em.
3. Người tiêu dùng thông thái.
Thảo luận về cách chi tiêu hợp lý.
VD: Chi tiêu hợp lí là ưu tiên nhu cầu thiết yếu. Để có thể chi tiêu hợp lí cần lên bảng kế hoạch chi tiêu rõ ràng với chi phí dự trù. Nên cắt bỏ những chi tiêu không cần thiết không phù hợp với khả năng tài chính, chỉ mua những thứ có giá trị tương xứng với giá tiền.
4. Tham gia công việc trong gia đình
- Liệt kê những công việc trong gia đình cần phải làm hàng ngày.
VD: Lau dọn nhà cửa, giặt - phơi - gấp, ủi quần áo, nấu cơm, rửa bát,...
- Xác định những công việc em có thể thực hiện.
VD: Gấp quần áo, lau dọn phòng, rửa bát,...
- Lập kế hoạch thực hiện các công việc đó theo gợi ý.
STT | Công việc | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Gấp quần áo. | Buổi tối. | |
2 | Lau dọn phòng. | Buổi chiều. | |
3 | Rửa bát. | Sau các bữa ăn. |
5. Ứng xử với những vấn đề nảy sinh trong gia đình
- Nêu cách giải quyết của em trong những tình huống sau:
+ Bố hoặc mẹ đi làm về mệt mỏi.
VD: Em sẽ đỡ phụ đồ bố, mẹ đem về. Sau đó hỏi han, lấy nước cho bố mẹ.
+ Em hoặc anh (chị, em) của em không chịu học bài làm bố mẹ buồn.
VD: Em sẽ khuyên anh (chị, em) của em học bài để không làm bố mẹ buồn và xin lỗi bố mẹ. Bên cạnh đó sẽ an ủi bố mẹ và hàn gắn mối quan hệ hai bên.
+ Em hoặc anh (chị, em) của em không làm việc nhà khiến bố mẹ không vui.
VD: Em sẽ khuyên và cùng làm việc nhà với anh (chị, em) để bố mẹ vui lòng. Bên cạnh đó bảo anh (chị, em) đi xin lỗi bố mẹ để hàn gắn tình cảm.
- Thảo luận về có được cách giải quyết hợp lý nhất.
6. Xử lý một số việc nhà hiệu quả
Tìm kiếm và chia sẻ một số cách xử lý việc nhà hiệu quả.
VD:
|
Thông điệp
- Mỗi cá nhân cần xác định được các nhu cầu thiết yếu để chi tiêu hợp lý cho một khoản tiền hạn chế.
- Mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm tham gia làm việc nhà để trợ giúp lẫn nhau.
- Tham gia giải quyết những vấn đề trong gia đình sẽ giúp gia đình hòa thuận, ấm cúng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây