Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Tìm hiểu văn hóa ứng xử nơi công cộng
Tìm hiểu cách ứng xử, giao tiếp nơi công cộng qua những lời dạy của ông bà, cha mẹ:
+ Chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,... em đã sưu tầm được về cách ứng xử nơi công cộng.
VD:
- Ca dao:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề.
Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.
...
- Tục ngữ:
Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Kính trên, nhường dưới.
Kính lão đắc thọ.
…
+ Bày tỏ suy nghĩ của em về những lời dạy, lời khuyên đó.
VD: Đó là những kinh nghiệm được đúc kết từ ngàn xưa của nhân dân ta. Những lời dạy, lời khuyên đó giúp ta có cách ứng xử phù hợp ở nơi công cộng, góp phần rèn luyện ta trở thành người văn minh, lịch sự.
2. Đóng vai ứng xử có văn hóa
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa nơi công cộng
- Thảo luận đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
VD:
Bức ảnh 1: Bạn nam ngồi ghế (Minh) đã không có cách ứng xử tốt vì vứt rác tại ghế, cho rằng có lao công thì không cần làm.
Bạn nam còn lại có ý thức nhắc nhở bạn.
Bức ảnh 2: Bạn nữ đã có suy nghĩ đúng đắn khi có ý định nhường ghế cho người cao tuổi.
Những người còn lại quay đi, vờ như không thấy là hành động không tốt, ích kỉ.
+ Em rút ra điều gì từ những cách ứng xử trên?
VD: Từ những cách ứng xử trên, em thấy rằng chúng ta không được vô tâm hay ỷ lại vào người khác những hành động mà chúng ta có thể thực hiện. Như bức ảnh 1, mặc dù đúng là có lao công nhưng bản thân bạn Minh có thể tự vứt rác vào thùng rác. Ở bức ảnh 2 thì mặc dù có người già lên xe bus nhưng những người khác (ngoài bạn học sinh) không có ý định nhường chỗ mặc dù điều đó họ hoàn toàn có thể thực hiện được. Như vậy, chúng ta cần ứng xử thích hợp, làm việc tốt ở bất kì thời điểm, địa điểm nào.
3. Trò chơi về ứng xử nơi công cộng
Tham gia trò chơi Tia chớp thể hiện phản ứng nhanh về ứng xử văn hóa trong nhà trường:
- Lớp đứng thành vòng tròn (hoặc hai hàng đối diện nhau).
- Luật chơi:
+ Khi quản trò chỉ vào một người bất kỳ và nói Tia Chớp!, người này sẽ phải rút ngẫu nhiên một trong các thẻ màu quản trò đang cầm trên tay và trả lời nhanh câu hỏi về hành vi ứng xử có văn hóa trong nhà trường được nêu trong thẻ.
+ Mỗi người có tối đa 15 giây để suy nghĩ trả lời cách xử lý. Quá 15 giây không trả lời được sẽ bị phạt theo quy định của lớp.
4. Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp
- Các nhóm xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp thể hiện bằng hình ảnh, biểu tượng.
VD:
- Bình chọn một bản quy tắc và nội dung đầy đủ, hình ảnh sinh động nhất.
5. Hành vi ứng xử có văn hóa nơi công cộng
- Liệt kê các hành vi ứng xử có văn hóa nơi công cộng theo gợi ý dưới đây:
+ Viết vào thẻ màu xanh: Những hành vi có văn hóa mà học sinh nên thực hiện ở nơi công cộng (bến tàu/bến xe, công viên, chợ,...);
VD:
+ Viết vào thẻ màu vàng: Những hành vi không nên làm ở nơi công cộng.
VD:
- Chia sẻ thẻ màu của mình với các bạn trong nhóm và giữa các nhóm.
- Nêu nhận xét về nội dung các thẻ màu nói về ứng xử văn hóa nơi công cộng.
VD: Khi nhận xét có thể dựa trên một số tiêu chí như:
+ Các thẻ màu và hình ảnh đã hợp lí chưa?
+ Các thẻ màu có đa dạng, sinh động không?
+ Các thẻ màu có điểm gì tốt hơn nhóm mình?
+ Các thẻ màu còn hạn chế gì cần chỉnh sửa?
6. Đánh giá việc thực hiện ứng xử có văn hóa
- Các tổ tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện hành vi ứng xử có văn hóa của tổ mình.
- Nhận xét, góp ý về kết quả thực hiện của các tổ khác.
VD: Việc thực hiện nhận xét, đánh giá có thể dựa trên một số tiêu chí:
+ Hành động ứng xử có văn hóa đó là gì?
+ Có bao nhiêu hành động ứng xử có văn hóa được thực hiện?
+ Sau các hành động đó, các bạn đã thu nhận được bài học gì?
+...
Thông điệp
Hành vi ứng xử có văn hóa thể hiện sự tôn trọng người khác và chính mình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây