Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Gia đình em
Giới thiệu về gia đình em theo các gợi ý dưới đây:
+ Gia đình em có bao nhiêu người?
VD: Gia đình em có 4 người bao gồm bố mẹ, chị em và em.
+ Nghề nghiệp, thói quen, nét tính cách nổi bật của mỗi thành viên trong gia đình.
VD:
Bố em là kỹ sư vỏ tàu. Bố là một người bình tĩnh, hiền lành và ứng xử được lòng mọi người.
Mẹ em là kế toán. Mẹ là một người chu toàn, chăm chỉ nhưng đôi khi hơi nóng tính.
Chị em là nhân viên phòng kinh doanh. Chị em là một người vô cùng thẳng tính, đôi khi hơi bướng bỉnh nhưng chân thật.
Em là học sinh lớp 6A trường THCS....... Em là một người năng động, vui vẻ, hòa đồng nhưng còn hơi lười.
+ Cảm nhận của em về gia đình mình.
VD: Gia đình em mặc dù có những tranh cãi trong quá trình chung sống nhưng vẫn luôn hạnh phúc, vui vẻ, yêu thương và tôn trọng lần nhau.
2. Quan tâm, chăm sóc người thân
- Kể về cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình ở các bức tranh dưới đây:
+ Các hoạt động quan tâm, chăm sóc người thân diễn ra khi nào, ở đâu?
Ảnh 1: Diễn ra ở trong nhà rông, khi người con bị ốm.
Ảnh 2: Diễn ra ở phòng học, khi học bài.
+ Các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc nhau như thế nào?
Ảnh 1: Người mẹ chăm sóc khi con ốm.
Ảnh 2: Người bố dạy con học bài.
- Chia sẻ về những hành động của em thể hiện tình cảm yêu thương các thành viên trong gia đình.
VD:
+ Em mang nước cam cho mẹ khi mẹ ốm.
+ Em giúp bố làm tưới cây.
+ ...
3. Kỷ niệm về gia đình
Chia sẻ về những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình em.
VD:
Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi điện tử. Tôi không cần suy nghĩ mà đồng ý luôn. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi ngã ra, cảm thấy chân tay đều rất đau. Người đi xe máy nhanh chóng hỏi han và gọi điện cho mẹ đến. Khi tỉnh dậy, tôi đã nằm ở bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Lúc đó, một cảm giác hối hận dường như bao trùm lấy tôi. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng. Cũng rất may mắn là do người đi xe máy kịp phanh gấp, nên tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Chỉ sau hai, ba ngày là có thể về nhà. Bố đưa tôi trở về. Về đến nhà, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ đó, tôi cố gắng chăm chỉ học hành, không ham chơi nữa. Quả thật, người mẹ vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nghĩ về mẹ là nghĩ đến tình mẫu tử thiêng liêng.
4. Gia đình - kết nối để yêu thương
- Thuyết minh về chủ đề gia đình.
Gợi ý về nội dung:
+ Vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân.
+ Biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.
+ Những điều mỗi cá nhân nên làm để xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp.
VD:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Vậy tình cảm gia đình là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy?
Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn.
Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày.
Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
- Nêu cảm xúc của bản thân về chủ đề.
VD: Em thấy đây là một chủ đề vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi vì chủ đề giúp chúng ta nhìn nhận lại khái niệm, tầm quan trọng về gia đình, về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, về hành động bản thân mình với những người thân yêu. Từ đó, xây dựng tình cảm, sự tôn trọng và nhắc nhở mọi người cùng xây dựng gia đình hạnh phúc.
5. Sắp xếp góc học tập
- Mô tả góc học tập hiện nay của em:
+ Các vật dụng;
VD: Bàn học, sách vở, dụng cụ học tập,...
+ Cách sắp xếp;
VD:
Bàn học được đặt trong góc bên trái phòng, đối diện với cửa phòng.
Sách vở được đặt trên giá sách.
Dụng cụ học tập để gọn trong một cái hộp trên bàn.
...
+ Những điểm hợp lý và chưa hợp lý.
VD:
- Hợp lí: Cách để sách vở, dụng cụ học tập,...
- Chưa hợp lí: Cần phân loại sách để dễ tìm hơn.
- Trao đổi về cách sắp xếp góc học tập hợp lý.
VD:
+ Trao đổi về cách sắp xếp sách vở trên giá sách.
+ Trao đổi về cách sắp xếp các dụng cụ học tập.
+...
6. Thiết kế góc học tập hợp lý
- Mỗi nhóm thiết kế một góc học tập và giới thiệu cho các nhóm khác.
VD: Đầu tiên, một góc học tập hợp lí phải có bộ bàn ghế và đèn bàn học phù hợp với chiều cao và hợp với tiêu chuẩn chung để không khiến học sinh bị gù lưng hay hỏng mắt. Tiếp theo, phần giá sách có thể gắn liền với bàn học (nếu có quá nhiều sách có thể bố trí thêm một giá sách nhỏ bên cạnh bàn học). Các cuốn sách nên được sắp xếp hợp li sao cho dễ tìm (ví dụ: để riêng các cuốn sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo,...). Bên cạnh đó, các dụng cụ học tập cũng nên được để ngăn nắp trong một cái hộp lớn trên bàn hoặc hộc tủ sao cho tiện sử dụng. Cuối cùng, những vật trang trí không nên để quá nhiều để tránh tạo sự rối mắt, phân tâm khi học tập.
- Sắp xếp lại góc học tập của em ở nhà cho hợp lý.
Thông điệp
- Gia đình là tổ ấm của mỗi chúng ta. Những người thân yêu trong gia đình là chỗ dựa, nguồn động viên quý giá của mỗi người.
- Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình cần được thể hiện qua các hành động cụ thể hàng ngày.
- Góc học tập ngăn nắp, phù hợp giúp em thoải mái và học tập hiệu quả. Sắp xếp góc học tập là hình thành tính ngăn nắp của bản thân.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây