Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Thế nào là mâu thuẫn?
a. Khái niệm mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
b. Mặt đối lập của mâu thuẫn
- Là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau; ràng buộc nhau bên trong mỗi sự vật và hiện tượng cụ thể.
c. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Sư tử và trâu là hai kẻ thù trong tự nhiên nhưng chúng phụ thuộc vào nhau để tồn tại, là một phần trong chuỗi thức ăn của nhau.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập trong mỗi mâu thuẫn là hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
d. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động, bài trừ, gạt bỏ, chống đối và phủ định lẫn nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
- Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới, tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới khách quan.
=> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mẫu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản được giải quyết và hình thành nhà nước mới, nhà nước của giai cấp vô sản.
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
Khi cái cũ mất đi cái mới sẽ được hình thành.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
c. Bài học thực tiễn
- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
- Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.
- Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
- Biết thực hiện phê bình và tự phê bình.
- Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây