Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?
Nội dung | Chiến tranh Nam - Bắc triều | Chiến tranh Trịnh - Nguyễn |
Nguyên nhân | - Do triều đình nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt - 1527, Mạc Đăng Dung lập triều Mạc (Bắc triều) - 1533 Nguyễn Kim lập Nam triều | - Sự tranh giành quyền lực giữa họ Trịnh và họ Nguyễn |
Diễn biến | Chiến tranh kéo dài 50 năm, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc | Chiến tranh kéo dài gần 50 năm. Quảng Bình - Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt |
Kết quả | Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt | Đất nước bị chia cắt: Đàng Trong và Đàng Ngoài |
2. Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào?
Trả lời
- Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn năm 1777, Trịnh năm 1786, Lê năm 1788. Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong.
- Tây Sơn đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm năm 1785, Thanh năm 1789.
- Xây dựng chính quyền phong kiến mới tiến bộ.
- Phục hồi và phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, củng cố quốc phòng.
3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao?
Trả lời
- Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn.
- 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô.
+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
+ Luật pháp: năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ).
+ Hành chính: chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
+ Quân đội: xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
+ Đối ngoại: vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, từ chối tiếp xúc với các nước phương Tây.
4. Tình hình kinh tế, văn hoá ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX
Tình hình kinh tế, văn hóa | Thế kỉ XVI - XVII | Thế kỉ XVIII | Nửa đầu thế kỉ XIX |
Nông nghiệp | - Đàng Ngoài: trì trệ, bị kìm hãm - Đàng Trong: có những bước phát triển, khai hoang lập làng | - Vua Quang Trung ban hành "Chiếu khuyến nông" | - Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền - Việc sửa đắp đê không được chú trọng |
Thủ công nghiệp | - Xuất hiện nhiều làng thủ công | - Nghề thủ công được phục hồi dần | - Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công - Nghề khai thác được mở rộng |
Thương nghiệp | - Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị - Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau có phần hạn chế | - Mở cửa ải, thông chợ búa, giảm thuế | - Nhiều thị tứ mới xuất hiện - Hạn chế buôn bán với người phương Tây |
Văn học - nghệ thuật | - Văn học và nghệ thuật dân gian phát triển mạnh - Chữ Quốc ngữ ra đời | - Ban hành "Chiếu lập học" - Chủ yếu sử dụng chữ Nôm | - Văn học phát triển rực rỡ. - Nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng |
Khoa học - kĩ thuật | - Mua vũ khí | - Áp dụng một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây | - Sử học, địa lí, y học đạt nhiều thành tựu - Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây