Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Thời Lý - Trần, nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? (Thời gian? Lực lượng quân xâm lược?)
Trả lời
Triều đại | Thời gian | Quân xâm lược |
Lý | 1075 - 1077 | 20 vạn quân Tống |
Trần | 1258 - 1288 | 50 vạn quân Mông - Nguyên |
Hồ | 1406 - 1407 | 20 vạn quân Minh |
2. Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần?
Trả lời
Nội dung | Thời Lý | Thời Trần |
Thời gian bắt đầu và kết thúc | 10/1075 -> 3/1077 | 1/1258 -> 4/1288 |
Đường lối kháng chiến | - Tiến công trước để tự vệ - Phản công tiêu hao lực lượng địch và chủ động kết thúc chiến tranh buộc chúng rút quân về nước | - Đường lối chung "vườn không nhà trống" - Vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt địch |
Những tấm gương tiêu biểu | Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên, Tông Đảng, Thân Cảnh Phúc | Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản |
Nguyên nhân thắng lợi | - Tinh thần yêu nước đoàn kết của toàn dân - Tinh thần chiến đấu anh dũng hy sinh vì độc lập của dân tộc - Tài mưu lược của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt | - Tinh thần yêu nước, đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân - Tinh thần chiến đấu anh dũng, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vua quan nhà Trần |
Ý nghĩa | - Đánh bại âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước - Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc của dân tộc | - Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc - Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam - Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân |
3. Lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lý, Trần?
Trả lời
Thành tựu nổi bật | Thời Lý | Thời Trần |
Kinh tế | - Nông nghiệp: nhiều năm được mùa - Thủ công nghiệp: có rất nhiều ngành nghề, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao - Thương nghiệp: hoạt động trao đổi buôn bản ở trong và ngoài nước diễn ra nhộn nhịp - Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất | - Nông nghiệp: ruộng công chiếm phần lớn, ruộng tư phát triển; khai hoang, đắp đê được củng cố - Thủ công nghiệp: sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, trình độ kĩ thuật ngày càng cao - Thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước rất phát triển - Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, thu hút người buôn bán các nơi |
Văn hoá | - Đạo Phật phát triển rất mạnh - Các hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, đa dạng - Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ưa chuộng | - Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến - Đạo Phật phát triển, Nho giáo được dần được đề - Các hình thức sinh hoạt văn hoá đa dạng, phong phú |
Giáo dục | - Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua - Mở khoa thi tuyển chọn quan lại - Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển | - Quốc tử giám được mở rộng - Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công - Ở các xã có trường tư - Các kì thi tổ chức ngày càng nhiều - Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) |
Khoa học - nghệ thuật | - Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển - Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát - Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt | - Tác phẩm nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của Trần Hưng Đạo - Chữa bệnh bằng thuộc Nam trong nhân dân - Chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn đạt hiệu quả cao trong chiến đấu - Có nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc mới thể hiện nét độc đáo |
4. Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng nhớ trong lịch sử nước ta thời Lý - Trần theo trình tự thời gian và nội dung (niên đại và sự kiện)?
Trả lời
Niên đại | Sự kiện |
1009 | Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập |
1010 | Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long |
1054 | Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt |
10/1075 | Lý Thường Kiệt chủ động tiến công sang đất Tống để phòng vệ |
1077 | Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt |
1226 | Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh |
1/1258 | Quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược nước ta |
1/1285 | Quân Mông - Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy xâm lược nước ta |
5/1285 | Quân ta phản công đánh đuổi quân xâm lược Mông - Nguyên ra khỏi đất nước |
12/1287 | Quân Mông - Nguyên tấn công xâm lược nước ta lần thứ 3 |
4/1288 | Chiến thắng Bạch Đằng đánh bại quân Mông - Nguyên lần thứ 3 |
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây