Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 38. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. Biển và đảo nước ta
1. Vùng biển nước ta
-Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài 3260 km và một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, là một phần của biển Đông bao gồm: Vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùngtiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Cả nước có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.
- Trong biển có hơn 4000 đảo lớn nhỏ chia thành 2 nhóm: Đảo ven bờ và đảo xa bờ.
+ Hệ thống đảo ven bờ: Chiếm khoảng hơn 3000 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển của các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
Một số đảo ven bờ có diện tích khá lớn như: Phú Quốc, Cát Bà và có số dân khá đông như: Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,..
+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
Đây là một ngành có tiềm năng rất lớn ở nước ta: Với bờ biển dài 3260 km và vùng viển đặc quyền về kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, số lượng giống loài hải sản lớn, trong đó có một số loài cá có giá trị kinh tế cao.
Diện tích nước lợ khá lớn khoảng 619000 ha mặt nước lợ phân bố từ Bắc và Nam. Các vùng này có ý nghĩa lớn về nuôi trồng hải sản.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành hải sản không ngừng được cải thiện (tàu thuyền lớn, cơ sở chế biến được chú ý nhất)
* Tình hình phát triển
Từ lượng hải sản nước ta khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu tấn/năm, từ năm 2000 đến nay sản lượng đánh bắt vượt 2 triệu tấn/năm và chủ yếu là đánh bắt ở ven bờ.
- Tài nguyên thuỷ hải sản có giới hạn và hiện nay đang cạn kiệt nhất là vùng biển ven bờ.
Do đó việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng hải sản xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển, ven đảo là những yêu cầu bức thiết của ngành thuỷ hải sản.
- Nghề khơi (đánh bắt xa bờ) đòi hỏi cần có nhiều vốn, phương tiện kỹ thuật hiện đại và lao động có tay nghề cao. Do đó trong điều kiện nước ta hiện nay việc chuyển đổi lao động thủ công và tàu thuyền nhỏ cho phù hợp với nghề khơi còn rất khó khăn.
- Nuôi trồng: Môi trường sinh thái bị phá vỡ, tài nguyên cạn kiệt, cơ sở khoa học kỹ thuật cho nuôi trồng thuỷ sản còn thiếu.
- Công nghiệp chế biến nói chung phát triển chậm chưa đáp ứng được yêu cầu, phần lớn thuỷ hải sản xuất khẩu còn ở dạngnguyên liệu thô, do đó hiệu quả kinh tế thấp.
2. Du lịch biển – đảo
- Tài nguyên du lịch biển rất phong phú từ Bắc vào Nam, do ven biển có khoảng 120 bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là Vịnh Hạ Long.
Tình hình phát triển: Hiện nay có nhiều trung tâm du lịch biển đa dạng phát triển rất nhanh thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước. VD: Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Đảo Phú Quốc.
* Khó khăn
- Hoạt động du lịch biển chưa đa dạng
- Một số vùng biển ven bờ hiện nay có nguy cơ bị ô nhiễm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây