Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 14 – GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. Giao thông vận tải
1. Ý nghĩa
- Thực hiện các mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện cho những vùng khó khăn có cơ hội phát triển.
- Khi tiến hành đổi mới nền kinh tế thì giao thông vận tải phải được chú trọng và phát triển đi trước 1 bước.
2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình
* Đường bộ: là quan trọng nhất vì nó chuyên chở khối lượng hàng hoá và hành khách lớn nhất. Cả nước có gần 205 nghìn km đường bộ. Đây là loại hình thích hợp với vận chuyển hàng hoá ở cự li ngắn và trung bình, nhất là giao thông trong thành phố lớn. Giao thông đường bộ có tính cơ động cao hơn các loại hình vận tải khác. Với điều kiện nước ta đồi núi chiếm ¾ diện tích nên loại hình vận tải đường bộ là thích hợp hơn cả.
Đường bộ cũng là đường được đầu tư nâng cấp nhiều nhất, nhiều cầu lớn được thay cho phà, nhiều hầm đèo được xây dựng như cầu Mĩ Thuận, hầm đeo Hải Vân….Các tuyến đường quan trọng QL 1A, 5, 18. 51, 22.
* Đường hàng không: có tốc độ phát triển nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên tỉ trọng vận chuyển hàng hoá còn thấp.
Các sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và 19 sân bay địa phương nối Việt Nam với nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ và Ô-xtrây-li-a. Hiện nay Việt Nam đã có những máy bay hiện đại như: Boeing 777, Boeing 767,…
* Đường sắt: Phát triển chủ yếu ở miền Bắc, dài nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất 1730 km, cùng với tuyến quốc lộ 1A tạo thành trục xương sống của giao thông vận tải nước ta. Đường sắt luôn được cải tiến kĩ thuật và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên có nhiều hạn chế nên tỉ trọng vận chuyển hàng hoá không tăng.
* Đường sông: Mạng lưới đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp, chủ yếu là ở 2 hệ thống sông Hồng và Cửu Long.
* Đường biển: Bao gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
* Đường ống: đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.
II. Bưu chính viễn thông
1.Ý nghĩa
- Là loại hình dịch vụ có ý nghĩa chiến lược góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với kinh tế thế giới.
- Các dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông là điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm. Nhiều dịch mới chất lượng cao như điện hoa, chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh…
2. Những thành tựu từ sau công cuộc đổi mới
- Mật độ điện thoại và tốc độ phát triển điện thoại tăng rất nhanh
- Mạng lưới viễn thông quốc tế và liên tỉnh nâng lên vượt bậc phát triển rộng khắp cả nước.
- Đã xây dựng các trạm vệ tinh, các tuyến cáp quang nối các tỉnh trong nước và nối Việt Nam với hơn 30 nước trên thế giới.
- Nước ta đã hoà mạng Internet vào cuối năm 1997, đây là kết cấu hạ tầng kĩ thuật tối quan trọng để Việt Nam phát triển và hội nhập.
3.Vai trò
- Cung cấp thông tin kip thời cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
- Là phương tiện để tiếp thu các tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
- Phục vụ vui chơi giải trí học tập của nhân dân.
- Là phương tiện để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây