Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nếu có lỗi chính tả, các em hãy nhấn nút BÁO LỖI , giáo viên sẽ xử lí và cộng vip cho các em
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả các bộ NST.
Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể dị bội và thể đa bội.
1. Thể dị bội
a. Khái niệm
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Ví dụ: Ở cà độc dược, lúa và cà chua có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Người ta phát hiện ra những dạng đột biến số lượng NST ở 3 loài cây này.
+ TH1: bộ NST có dạng là 2n + 1 (có 1 NST bổ sung vào bộ NST lưỡng bội của loài) \(\rightarrow\) có 1 cặp NST nào đó có thêm 1 chiếc thứ 3.
+ TH2: bộ NST có dạng là 2n – 1 (có 1 NST mất đi khỏi bộ NST lưỡng bội của loài) \(\rightarrow\) có 1 cặp NST nào đó chỉ còn lại 1 chiếc.
+ TH3: bộ NST có dạng 2n – 2 (có 2 NST mất đi khỏi bộ NST lưỡng bội của loài) \(\rightarrow\) có 1 cặp NST nào đó không còn chiếc nào.
* Nhận xét về sự thay đổi hình dạng, kích thước của quả bị đột biến so với quả ban đầu:
+ Kích thước và hình dạng quả bị biến đổi khác đi so với ban đầu \(\rightarrow\) hình dạng, kích thước quả không bình thường.
- Các dạng đột biến thể dị bội:
+ 1 cặp NST nào đó trong các cặp NST tương đồng có thêm 1 chiếc: 2n + 1.
+ 1 cặp NST nào đó trong các cặp NST tương đồng mất đi 1 chiếc: 2n – 1.
+ 1 cặp NST nào đó trong các cặp NST tương đồng mất đi cả 2 chiếc: 2n – 2.
- Hậu quả: gây nên biến đổi hình thái ở thực vật (hình dạng, kích thước, màu sắc, …) hoặc gây nên một số bệnh ở người (Đao, Tocno, Claiphento, …).
b. Sự phát sinh thể dị bội
Cặp NST tương đồng là cặp NST có 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước. Trong đó 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
+ Sự phát sinh giao tử ở bố và mẹ:
- Trong quá trình GP ở bố hoặc mẹ cặp NST tương đồng không phân li \(\rightarrow\) 2 chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực \(\rightarrow\) tạo giao tử bất thường (n + 1) và (n – 1) \(\rightarrow\) qua thụ tinh 2 giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n).
\(\rightarrow\) Hợp tử 2n + 1: có 3 NST.
Hợp tử 2n – 1: có 1 NST.
* Cơ chế phát sinh thể dị đa bội:
- Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng nào đó không phân li, kết quả tạo 1 giao tử mang 2 NST của 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.
- Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây