Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
I. Lý thuyết
Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng do người như: ghép cành, chiết cành và nhân giống vô tính nhằm mục đích nhân giống cây trồng
1. Giâm cành
Đoạn cành sắn được cắm xuống đất ẩm Đoạn cành sắn đó sau 1 thời gian
- Nhận xét: sau 1 thời gian cắm xuống đất ẩm cành sắn xuất hiện rễ và chồi mới ở các mắt. \(\rightarrow\) tạo thành cây mới gọi là hình thức sinh sản bằng giâm cành.
- Khái niệm: giâm cành là cắt 1 đoạn cành nào đó có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
- Một số cây thường được trồng bằng cách giâm cành như: sắn, rau ngót, mía, dâu …
- Đặc điểm của của cây đem giâm cành là: cành phải có các mấu, trên cành có đủ mắt, chồi, có khả năng tạo rễ phụ nhanh.
2. Chiết cành
- Các bước chiết cành:
+ Bước 1: chọn cành để chiết: cành khỏe, không bị sâu bệnh, đã có quả 1 vài lần (bưởi, cam, chanh …). Cắt 1 khoanh vỏ (gồm cả mạch rây) đến sát phần gỗ non của thân cây, dài từ 3 – 4cm.
+ Bước 2: Làm bầu đất: lấy đất ẩm (mùn cưa …) đắp lên chỗ vết cắt, dùng nilong bó lại thành bầu, chọc các lỗ cho bầu đất được thoáng khí và luôn giữ ẩm.
+ Bước 3: Khi cành chiết ra rễ mới, cắt đem trồng xuống đất.
- Khái niệm: chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- Nhận xét: rễ của cành chiết thường mọc ở mép vỏ phía trên của mép cắt vì:
+ Phần vỏ cắt bỏ chứa mạch rây \(\rightarrow\) các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá không vận chuyển được xuống dưới \(\rightarrow\) tích tụ lại ở đó.
+ Bầu đất có đủ độ ẩm \(\rightarrow\)tạo điều kiện cho sự hình thành của rễ \(\rightarrow\) xuất hiện rễ ở mép cắt bên trên.
- Một số cây thường dùng để chiết cành là: bưởi, nhãn, cam, chanh …
Những cây này thường được dùng để chiết cành chứ không dùng giâm cành vì chúng ra rễ phụ rất chậm nếu đem giâm xuống đất có thể làm chết cành đem đi giâm.
3. Ghép cây
- Khái niệm: ghép cây là đem cành (cành ghép) hoặc mắt (mắt ghép, chồi ghép) của cây này ghép với cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghép hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển.
- Các bước ghép cây
+ Bước 1: Rạch vỏ gốc ghép
+ Bước 2: Cắt lấy mắt ghép (cành ghép)
+ Bước 3: luồn mắt ghép vào vết rạch
+ Bước 4: buộc dây để giữ mắt ghép
- Khi mắt ghép phát triển được 1 thời gian người ta sẽ cắt phần trên của gốc ghép đi để tập trung chất dinh dưỡng nuôi mắt ghép.
- Một số cây thường được ghép: ghép giữa cây bưởi và cây cam, cây bưởi cây phật thủ …
4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Ví dụ:
+ Nhân giống vô tính từ 1 củ khoai tây trong 8 tháng thu được gần 2 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha.
+ Nhân giống vô tính cây phong lan thu được hàng nghìn cây mới
- Các giai đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm
+ Bước 1: lấy 1 phần nhỏ của mô phân sinh (ngọn, chồi)
+ Bước 2: Nuôi trong ống nghiệm có môi trường dinh dưỡng đặc biệt \(\rightarrow\) mô non
+ Bước 3: Chia nhỏ mô non và tái sinh nhiều lần
+ Bước 4: Dùng chất kích thích thực vật \(\rightarrow\) mô non phân hóa \(\rightarrow\) cây con có đủ mọi đặc tính của cây ban đầu.
- Khái niệm: nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.
- 1 số loài cây đã được nhân giống thành công như: dứa, phong lan, cà rốt, khoai tây, mía …
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?
Hướng dẫn trả lời:
Cành giâm cần có đủ mắt, chồi vì: sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.
Câu 2: Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.
- Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.
* Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.
Câu 3: Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.
Hướng dẫn trả lời:
Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).
Câu 4: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?
Hướng dẫn trả lời:
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:
- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.
- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây