Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. KHÁI NIỆM POLIME
1. Polime là gì?
- Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Ví dụ: Polietilen
- Dựa vào nguồn gốc mà người ta phân polime ra làm hai loại
Polime thiên nhiên | Polime tổng hợp |
Có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: Cao su, tinh bột, xenlulozơ, protein... | Do con người tổng hợp từ các hợp chất đơn giản. Ví dụ: Polietilen, poli(vinyl clorua), tơ nilon, cao su buna... |
2. Cấu tạo và tính chất của polime
Các polime dù là tổng hợp hay thiên nhiên đều có cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo thành phân tử rất lớn.
Ví dụ:
Polime | Công thức chung | Mắt xích |
Polietilen | -CH2-CH2- | |
Tinh bột, xenlulozơ | -C6H10O5- | |
Poli(vinyl clorua) |
Các mắt xích liên kết với nhau có thể tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh. Ngoài ra, các mạch phân tử polime đó thể liên kết với nhau bằng những cầu nối là các nhóm nguyên tử, tạo thành mạch không gian.
Về mặt tính chất vật lý:
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton, xăng.
II. ỨNG DỤNG CỦA POLIME
Polime được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, phổ biến là chất dẻo, tơ, cao su.
1. Chất dẻo
Là một loại vật liệu được chế tạo từ polime và có tính dẻo, khi ép chất dẻo vào khuôn ở nhiệt độ thích hợp sẽ thu được các vật phẩm có hình dạng xác định như vỏ bút, chai lọ, điện thoại...
Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, ngoài ra còn có thể có một số hóa chất khác như chất hóa dẻo (làm tăng tính dẻo), chất độn (làm tăng độ bền, chịu nước, chịu nhiệt), chất phụ gia (tạo màu, tạo mùi).
Chất phụ gia có thể gây độc và gây mùi, vì vậy các dụng cụ đựng nước uống và thực phẩm phải chế tạo từ các loại phụ gia không độc.
Ưu điểm của chất dẻo là nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công...
Ngày nay, chất dẻo đã thay thế thủy tinh, sành sứ, kim loại trong nhiều lĩnh vực trong đời sống.
2. Tơ
Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo thành sợi.
Dựa vào nguồn gốc, quá trình chế tạo mà tơ được phân loại theo sơ đồ sau:
Tơ hóa học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên, chúng bền, đẹp, khi giặt dễ sạch, mau khô hơn tơ thiên nhiên. Hằng năm, trên thế giới sản lượng tơ hóa học lớn hơn nhiều so với lượng tơ thiên nhiên và đáp ứng được cơ bản nhu cầu của đời sống và sản xuất.
Sản xuất lụa tơ tằm.
3. Cao su
Là polime (thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi, nghĩa là nó không bị biến dạng và trở lại hình dạng ban đầu sau khi chịu sự tác dụng của lực.
Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên được khai thác từ nhựa cây cao su. Cao su tổng hợp được điều chế từ các chất đơn giản, phổ biến là cao su buna được điều chế từ rượu etylic hoặc các sản phẩm từ dầu mỏ.
Khai thác mủ cây cao su.
Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, có thể kéo dãn 6 đến 7 lần so với chiều dài ban đầu, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện...
Với những ưu điểm trên cao su được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như sản xuất lốp xe (ô tô, xe máy, xe đạp), vỏ dây điện, áo mưa, áo lặn. Người ta ước tính có đến 50 000 loại sản phẩm chế tạo từ cao su.
1. Polime là các chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. Polime gồm hai loại: polime thiên nhiên và polime tổng hợp.
2. Polime thường là chất rắn, không bay hơi, hầu hết không tan trong nước và các dung môi thông thường, bền vững trong tự nhiên.
3. Chất dẻo, tơ, cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng trong đời sống và sản xuất.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây