Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. Động lượng
Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\vec{v}\) là đại lượng được xác định bởi công thức:
\(\vec{p}=m\vec{v}\) (\(\vec{p}\) cùng hướng với \(\vec{v}\))
Về độ lớn : \(p = mv \)
Trong đó: \(p\) là động lượng (kgm/s),m là khối lượng(kg),v là vận tốc(m/s)
II. Định luật bảo toàn động lượng
1. Hệ cô lập (Hệ kín)
Hệ nhiều vật được coi là cô lập nếu: Không chịu tác dụng của ngoại lực. Nếu có thì các ngoại lực phải cân bằng nhau. Chỉ có các nội lực tương tác giữa các vật trong hệ. Các nội lực này trực đối nhau từng đôi một.
Trong một hệ cô lập động lượng là đại lượng không đổi.
2. Định luật bảo toàn động lượng
Nếu hệ có 2 vật: \({{\vec{p}}_{1}}+{{\vec{p}}_{2}}=\vec{p}_{1}^{,}+\vec{p}_{2}^{,}\)
hay \({{m}_{1}}\overrightarrow{{{v}_{1}}}+{{m}_{2}}\overrightarrow{{{v}_{2}}}={{m}_{1}}\overrightarrow{v{{'}_{1}}}+{{m}_{2}}\overrightarrow{v{{'}_{2}}}\)
Trong đó : \(m_1,m_2\) là khối lượng của các vật(kg)
\(v_1,v_2\) là vật tốc của các vật trước va chạm(m/s)
\(v_{1}^{,},v_{2}^{,}\) là vật tốc của các vật sau va chạm(m/s).
3. Định lí biến thiên động lượng
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Ta có : \(\Delta \vec{P}=\vec{F}\Delta t\Leftrightarrow {{\vec{P}}_{2}}-{{\vec{P}}_{1}}=\vec{F}\Delta t\) hoặc \(m{{\vec{v}}_{2}}-m{{\vec{v}}_{1}}=\vec{F}\Delta t\)
Trong đó : m là khối lượng (kg)
\(v_1,v_2\) là vận tốc của vật(m/s)
\(F\) Tổng ngoại lực tác tác dụng vào vật (N)
\(\Delta t\) là thời gian tác dụng lực (s)
4. Va chạm mềm
Sau va chạm hai vật nhập lại thành một chuyển động với vận tốc.
\(\Rightarrow \vec{v}=\frac{{{m}_{1}}{{{\vec{v}}}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}\)
5. Chuyển động bằng phản lực
- Chuyển động bằng phản lực là chuyển động của một vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về hướng ngược lại một phần của chính nó.
- Nếu ban đầu vật đứng yên: \(\overrightarrow{0}\,=\,M.\overrightarrow{V}\,+\,m.\overrightarrow{u}\) \(\Rightarrow \overrightarrow{V}\,=\,-\frac{m}{M}.\overrightarrow{u}\)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây