Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Nhận biết nguồn âm
Xung quanh ta có rất nhiều âm thanh. Các âm thanh đó có thể được phát ra từ chiếc loa, xe cộ, hay con người,...
Tất cả các vật phát ra âm được gọi là nguồn âm.
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
1. Kẹp một đầu chiếc thước vào mặt bàn, dùng tay gảy đầu còn lại. Thấy thước chuyển động qua lại đồng thời phát ra âm thanh.
2. Dùng búa gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng nghe. Ta thấy khi phát ra âm, âm thoa cũng có sự rung động nhẹ.
Điều này thấy rõ hơn khi ta dùng một quả bóng nhựa nhỏ treo ở đầu một sợi dây, đưa âm thoa đến gần cho chạm vào quả bóng, thấy quả bóng chuyển động.
3. Gõ lên mặt trống, trống phát ra âm, đồng thời mặt trống rung.
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của thanh thước, âm thoa, mặt trống,...được gọi là dao động.
Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
III. Vận dụng
1. Nhiều loài côn trùng khi bay cũng phát ra âm thanh, do cánh của nó dao động.
2. Kèn lá là một nhạc cụ rất đơn giản, phổ biến ở cộng đồng người Tây Bắc. Để sử dụng kèn lá, người ta thổi theo cách huýt gió, mô phỏng giai điệu của bài nhạc.
3. Có thể làm một nhạc cụ theo cách dưới đây.
- Đổ nước vào các ly giống nhau đến các mực nước khác nhau.
- Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào các ly sẽ nghe được các âm trầm, bổng khác nhau. Có thể điều chỉnh mực nước trong ly để khi gõ vào chúng, âm phát ra gần đúng các nốt nhạc "đồ, rê, mi, pha, son, la, si".
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây