Thí nghiệm:
Chuẩn bị ba cốc: cốc a đựng nước lạnh, cốc b đựng nước ấm và cốc c đựng nước nóng.
Nhúng ngón tay trỏ phải vào cốc a, nhúng ngón tay trỏ trái vào cốc c.
Sau một lúc, rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc b.
Như vậy, dựa vào các giác quan của ta để cảm nhận độ nóng, lạnh của một vật là không chính xác.
Để xác định chính xác độ nóng, lạnh của một vật, ta phải dùng các dụng cụ đo. Các dụng cụ này được gọi là các nhiệt kế.
Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
Một số nhiệt kế thường dùng:
Nhiệt kế thường hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
Năm 1782, Xen-xi-út (Celsius) đã đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với một độ, kí hiệu là 1oC.
Thang nhiệt độ này gọi là thang nhiệt độ Xen-xi-út, hay nhiệt giai Celcius.
Trước đó, năm 1714, Fa-ren-hai (Fahrenheit) đã đề nghị một nhiệt giai mang tên ông. Trong nhiệt giai này, nhiệt độ của nước đá tan là 32oF còn nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF.
Như vậy 1oC ứng với 1,8oF.
Nhiệt giai Fa-ren-hai được sử dụng ở phần lớn các nước nói tiếng Anh.
Ví dụ: Tính xem 20oC ứng với bao nhiêu oF.
Ta có: 20oC = 0oC + 20oC
20oC = 32oF + (20.1,8oF) = 68oF.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.