Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bảng phân bố tần số và tần suất SVIP
Các khái niệm về bảng tần số, tần số, dấu hiệu, số liệu thống kê đã học ở lớp 7. Ôn lại ở đây.
1. Tần suất
Cho bảng số liệu "Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 10 tỉnh".
35 | 35 | 25 | 40 | 30 |
35 | 30 | 30 | 40 | 30 |
Từ bảng trên, hoàn thành bảng tần số sau:
Từ bảng số liệu thống kê trên, ta thấy giá trị $25$ có tần số là $1$, chiếm tỉ lệ là \(\dfrac{1}{10}=10\%\).
Tỉ số \(\dfrac{1}{10}\) hay $10\%$ được gọi là tần suất của giá trị $25$.
Tương tự như vậy, ta có thể lập được bảng sau, được gọi là bảng phân bố tần suất (nếu có thêm cột tần số thì bảng được gọi là bảng phân bố tần số và tần suất).
Năng suất lúa (tạ/ha) | Tần suất |
25 | 10% |
30 | 40% |
35 | 30% |
40 | 20% |
2. Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
Chiều cao của 20 học sinh của một lớp học cho trong bảng sau (đơn vị là cm):
152 | 164 | 160 | 170 | 159 | 159 | 164 | 155 | 154 | 171 |
164 | 157 | 158 | 166 | 168 | 166 | 161 | 156 | 165 | 161 |
Để xác định hợp lí số lượng quần áo cần may cho mỗi "kích cỡ" ta phân lớp các lớp số liệu trên như sau
Lớp 1 gồm những số đo chiều cao từ 150cm đến dưới 156cm, kí hiệu là $[150 ; 156)$;
Lớp 2 gồm những số đo chiều cao từ 156cm đến dưới 162cm, kí hiệu là $[156 ; 162)$;
Lớp 3 gồm những số đo chiều cao từ 162cm đến dưới 168cm, kí hiệu là $[162 ; 168)$;
Lớp 4 gồm những số đo chiều cao từ 168cm đến dưới 174cm, kí hiệu là $[168 ; 174)$.
Ta thấy có 3 số liệu thuộc vào lớp 1, ta gọi $n_1$ = 3 là tần số của lớp 1.
Tương tự, $n_2$ = 8 là tần số của lớp 2, $n_3$ = 6 là tần số của lớp 3, $n_4$ = 3 là tần số của lớp 4.
Các tỉ số:
\(f_1=\dfrac{3}{20}=15\%;f_2=\dfrac{8}{20}=40\%;f_3=\dfrac{6}{20}=30\%;f_4=\dfrac{3}{20}=30\%\)
được gọi là tần suất của các lớp tương ứng.
Các kết quả trên được trình bày gọn trong bảng sau đây
Lớp số đo chiều cao (cm) | Tần số | Tần suất (%) |
[150; 156) | 3 | 15% |
[156; 162) | 8 | 40% |
[162; 168) | 6 | 30% |
[168; 174) | 3 | 30% |
Bảng trên được gọi là "Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp". Nếu bỏ cột tần số (tần suất) thì sẽ có bảng phân bố tần suất (tần số) ghép lớp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây