Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
PHẢI COI LUẬT PHÁP NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ
Lê Quang Dũng
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả: Lê Quang Dũng
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Bài viết được in trong cuốn sách “Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu” do tác giả Nguyễn Hương Thủy tuyển soạn.
- Cuốn sách là tổng hợp những bài viết của nhiều tác giả, độc giả đã gửi đến chuyên mục “Người Việt: phẩm chất và thói hư tật xấu” (từ tháng 9/2006) trên báo Tiền Phong. Các bài viết chủ yếu nói về những thói tật của người Việt, kiến giải nguyên nhân các thói tật đó, đồng thời đề xuất cách sửa chữa, loại bỏ nhằm xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng tốt đẹp hơn.
b. Thể loại: văn bản thông tin
c. Bố cục
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài: về pháp luật.
2. Nhan đề: “Phải coi luật pháp như khí trời để thở”
- Nhan đề cho thấy rõ vấn đề đặt ra trong văn bản: pháp luật có vai trò trọng yếu nhưng người Việt lại coi nhẹ luật pháp.
- Thể hiện thái độ của người viết: tôn trọng và đề cao việc chấp hành pháp luật.
3. Sapo
“Năm 1996, tôi làm đốc công kiêm phiên dịch cho một công ty sửa chữa tàu biển và giàn khoan ở Vũng Tàu. Một sự cố hú hồn làm tôi nhớ mãi. Lần ấy, chúng tôi làm việc trên giàn khoan ÊKHABI ở mỏ Bạch Hổ.”
- Phần sapo trong bài đáp ứng yêu cầu về hình thức: đặt dưới nhan đề và trước nội dung chính.
- Phần sapo đã dẫn dắt vào vấn đề và thu hút người đọc.
4. Nội dung chính
Phần 1: Chuyện an toàn lao động
- Tại giàn khoan ÊKHABI ở mỏ Bạch Hổ, Vũng Tàu, một nhóm công nhân giờ giải lao đã hút thuốc, vô tình tàn thuốc bén cháy vào giẻ lau và quần áo bảo hộ trong phòng, nhưng nhờ phát hiện kịp thời mà có thể khống chế được ngọn lửa, không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.
- Ở một giàn khoan khác cũng tại mỏ Bạch Hổ, một công nhân muốn xuống chân đế dàn khoan câu cá nhưng không may trượt chân và chết đuối rất thương tâm.
→ Thực tế khi lao động đã có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, hậu quả nếu có đều rất khủng khiếp.
- Nguyên nhân: công nhân nước ta đa số ý thức kỉ luật chưa cao, an toàn lao động kém.
Phần 2: Chuyện tai nạn giao thông
- Con trai của người bạn cũ sau khi thiết đãi tiệc rượu anh em bạn bè mừng tốt nghiệp đại học và chuẩn bị lên tiếp cao học đã lái xe máy trong tình trạng còn say rượu bia và cuối cùng lao vào một chiếc xe tải ngược chiều chết ngay tức khắc. → Tương lai tốt đẹp phía trước dang dở, gia đình, người thân phải chịu những nỗi đau mất mát lớn.
- Thống kê số liệu số vụ tai nạn ở Việt Nam:
Từ 1990 - 2005:
+ 276 873 vụ tai nạn giao thông.
+ 113 754 người chết.
+ 296 592 người bị thương tật.
Năm 2005: 12 048 người chết
- Nguyên nhân chính: ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém.
Phần 3: Những trò đùa tai hại
- Một số hành khách trên các chuyến bay “nổi hứng” dọa trên máy bay có lựu đạn,... Họ có người là họa sĩ, có người làm du lịch,... tức những người được coi là có trình độ văn hóa và hiểu biết luật pháp.
- Hệ quả: ngành hàng không bị lỡ các chuyến bay, hành khách bị hoảng loạn, công việc của mọi người bị gián đoạn, ảnh hưởng…
→ Đó là những trò đùa vô nghĩa, chẳng có lấy một chút vui vẻ, thư giãn mà hoàn toàn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và công việc của mọi người.
- Nguyên nhân: cư xử kém văn hóa, thiếu tôn trọng cộng đồng, thiếu hiểu biết về luật pháp và coi nhẹ việc xử phạt của nhà nước.
Phần 4: Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở
- Câu chuyện dịch cái biển lớn đề “Sống và làm việc theo pháp luật” cho một học giả người Pháp của Giáo sư Phan Ngọc: đối với học giả người nước ngoài nội dung chiếc biển rất “kì quặc”, vì vốn đối với họ, “sống và làm việc theo pháp luật” là một lẽ tự nhiên và hiển nhiên, giống như muốn “sống thì phải thở”.
- Công viên Đầm Sen (Thành phố Hồ Chí Minh) là một tấm gương văn hóa, vì rất đẹp và sạch. Nguyên nhân:
+ Có những đội ngũ những người làm vệ sinh luôn cần mẫn.
+ Luôn có các bảng phạt và sẽ tiến hành xử phạt nghiêm những người xả rác bừa bãi.
→ Có ý thức giữ gìn kỷ luật và tôn trọng nội quy, pháp luật.
5. Mục đích của văn bản
6. Thái độ của người viết: thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Phơi bày, phê phán những hành động thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, để lại những hậu quả nghiêm trọng.
- Ngợi ca những tấm gương đẹp về ý thức kỉ luật và tôn trọng pháp luật.
- Thể hiện sự tôn trọng, làm rõ ý nghĩa quan trọng của luật pháp và tính sống còn của việc phải tuân thủ theo nội quy, pháp luật.
→ Ý nghĩa của vấn đề: mang tính thời sự, cấp thiết, có tính giáo dục cao, có ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng.
2. Nghệ thuật
- Bố cục logic, chặt chẽ, thông tin khách quan, chi tiết, lời văn giàu sức thuyết phục.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây