Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nhân hoá
I. Nhận xét
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn!
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
ĐỖ XUÂN THANH
1. Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
2. Các sự vật trên và trăng, sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
3. Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
II. Bài học
- Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
- Có 3 loại nhân hoá:
+ Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
+ Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
+ Nói với sự vật như nói với người.
III. Luyện tập
1. Tìm biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
ĐẶNG HẤN
- Các câu thơ sử dụng nhân hóa trong khổ 1: Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh và Da bạc thếch tháng ngày (Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người).
2. Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
3. Viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hoá.
(M):
1. Ven bờ, những luỹ tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc xuống dòng sông.
2. Ông Mặt Trời đang lững thững đạp xe qua ngọn núi.
3. Mấy chú chim tinh nghịch đùa vui ríu rít trong vòm lá.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây