Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật SVIP
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm yếu tố bên ngoài (là các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng,…) và yếu tố bên trong (đặc điểm của loài, hormone sinh sản).
1. Các yếu tố môi trường
a. Nhiệt độ
- Ở thực vật, cây hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
Cúc nở hoa
- Ở động vật, một số loài rùa ấp trứng có tỷ lệ con đực và con cái gần bằng nhau ở nhiệt độ 28,5oC, đa số là con đực nếu thấp hơn 25oC, đa số là con cái nếu trên 30oC.
Trứng rùa nở
b. Ánh sáng
- Cường độ, thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật.
- Ở thực vật, có loài cây ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài như thanh long, nhãn, rau dền,...; có loài cây lại ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn như hoa cúc, hoa đào,...
- Ở động vật, nếu tăng thời gian chiếu sáng thì gà có thể đẻ hai quả trứng một ngày, các loài sâu ăn lá nhưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
Gà ấp trứng
c. Nước
- Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
- Ở thực vật, thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa như ở măng cụt, cà chua,... nhưng có những loài cây sẽ ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn như cây hoa giấy.
- Nước ảnh hưởng đến sự phát tán quả, hạt, bào tử của nhiều loài cây như rêu, dương xỉ, cây đước,...
- Ở động vật, sâu non ăn lá lúa bị ảnh hưởng về tỉ lệ đẻ trứng khi độ ẩm thấp.
Độ ẩm (%) |
90 |
60 |
40 |
Tỉ lệ đẻ trứng (%) |
100 |
93,5 |
50 |
d. Chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự ra hoa, tỉ lệ hoa thụ phấn ở thực vật. Ở các loài như xoài, cúc, thiếu lân sẽ dẫn đến cây ra hoa muộn.
Lá bị thiếu lân
- Ở động vật, thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai, sinh trưởng, phát triển. Ở gà, thiếu vitamin A, E dẫn đến giảm năng suất đẻ và ấp trứng, vỏ trứng mỏng.
2. Yếu tố bên trong
- Độ tuổi sinh sản, số lần sinh sản của mỗi sinh vật do đặc điểm của loài quy định.
- Hormone là yếu tố tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật. Ở thực vật, hormone điều hòa sự ra hoa, kích thích và ức chế trổ hoa, đậu quả, chín và rụng quả. Ở động vật, các hormone sinh dục tác động lên quá trình hình thành giao tử, các đặc điểm giới tính.
II. Điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Điều chỉnh yếu tố môi trường
- Điều chỉnh từng yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng nhằm điều khiển sự sinh sản ở sinh vật hoặc điều khiển phối hợp các yếu tố môi trường.
Tăng thời gian chiếu sáng cho cây thanh long để nhanh ra hoa, tạo quả
2. Sử dụng hormone nhân tạo
- Sử dụng hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở sinh vật. Ở thực vật, sử dụng các loại hormone khác nhau điều khiển cho cây ra rễ nhanh khi giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô; làm cho cây ra hoa sớm, ra nhiều hoa; … Ở động vật, sử dụng hormone điều khiển số trứng, số con,…
Tiêm hormone kích thích sinh sản cho cá
- Khi sử dụng các chất kích thích cần đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật bao gồm các yếu tố bên ngoài (là các yếu tố môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ,…) và yếu tố bên trong (ví dụ: đặc điểm của loài, hormone sinh sản,…).
2. Quá trình sinh sản ở sinh vật được điều hòa chủ yếu bởi các hormone. Con người sử dụng hormone và các kĩ thuật nhân giống để điều khiển quá trình sinh sản ở thực vật như kích thích sự ra hoa sớm, tăng sự đậu quả, nhân nhanh giống cây,…; điều khiển sinh sản ở động vật theo hướng điều khiển số con, số trứng, giới tính.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây