Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành: Chứng minh quang hợp ở thực vật SVIP
I- Chuẩn bị
1. Dụng cụ
2. Mẫu vật, hóa chất
- Chậu khoai lang (tùy từng địa phương, tùy theo thời vụ, có thể thay bằng cây khác), rong đuôi chó.
- Cồn 90o, dung dịch iodine (iodine là thuốc thử tinh bột, khi nhỏ vào tinh bột, tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím), nước.
❗Lưu ý: Đặc biệt cẩn thận khi làm thí nghiệm với dụng cụ thủy tinh và lửa.
II- Cách tiến hành
1. Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp
- Bước 1: Đặt chậu cây khoai lang trong bóng tối hai ngày.
- Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt, đem chậu cây để ra chỗ nắng hoặc để dưới ánh đèn điện từ 4 giờ đến 6 giờ.
- Bước 3: Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen.
- Bước 4: Đun sôi cách thủy lá trong cồn 90o.
- Bước 5: Rửa sạch lá trong cốc nước ấm.
- Bước 6: Nhúng lá vào dung dịch iodine đựng trong đĩa Petri và quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá.
2. Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen
- Bước 1: Lấy hai cành rong đuôi chó cho vào hai ống nghiệm sao cho phần ngọn rong ở phía dưới đáy ống nghiệm.
- Bước 2: Đổ đầy nước vào hai ống nghiệm, sau đó dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm rồi úp ngược mỗi ống nghiệm vào cốc nước (cốc A, cốc B) sao cho bọt khí không lọt vào.
- Bước 3: Để một cốc trong chỗ tối hoặc bọc giấy đen (cốc A), cốc còn lại để ra chỗ nắng.
- Bước 4: Sau 6 giờ, nhẹ nhàng rút hai cành rong ra và bịt kín ống nghiệm, lấy ra khỏi hai cốc rồi lật ngược lại. Đưa nhanh que đóm còn tàn đỏ vào miệng mỗi ống nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra.
III- Kết quả
1. Kết quả, hiện tượng
Thí nghiệm | Hiện tượng/Kết quả |
Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp |
- Có sự khác biệt về màu sắc lá sau khi nhỏ iodine giữa 2 vùng có bịt băng giấy đen và không bịt băng giấy đen. - Phần lá cây không bị bịt bởi băng giấy đen chế tạo được tinh bột. |
Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng khí oxygen |
- Ống nghiệm trong cốc B có hiện tượng sủi khí, ống nghiệm trong cốc A thì không. - Que đóm bùng cháy khi đưa đến gần ống nghiệm trong cốc B |
2. Giải thích hiện tượng/ kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận
a. Thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp
Giải thích: Dưới ánh sáng tự nhiên, diệp lục hấp thụ ánh sáng để tổng hợp các phân tử glucose, các phân tử này liên kết với nhau để tạo thành tinh bột. Phần lá bịt kín bằng băng giấy đen không được tiếp xúc với ánh sáng, quang hợp không xảy ra sẽ không tổng hợp được tinh bột.
Kết luận: Ánh sáng là điều kiện cần để diễn ra quang hợp, nếu không có ánh sáng, sẽ không có quá trình tạo chất hữu cơ.
b. Thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen
Giải thích: Quang hợp xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, tổng hợp nước và khí carbon dioxide để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng ra khí oxygen. Cốc A đặt trong bóng tối nên quang hợp không xảy ra. Khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng mỗi ống nghiệm, ở ống nghiệm đặt trong cốc A que đóm sẽ tắt dần, còn ở ống nghiệm trong cốc B ngọn lửa sẽ bùng cháy cho khí oxygen mang đặc tính duy trì sự cháy.
Kết luận: Trong quá trình quang hợp, khí oxygen được giải phóng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây