Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Sắt
Sắt nằm ở ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2, viết gọn là [Ar]3d64s2.
Nguyên tử sắt dễ dàng nhường đi 2 hoặc 3 electron để trở thành ion Fe2+ hoặc Fe3+.
Sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất trong tự nhiên (quặng sắt): quặng manhetit (Fe3O4), quặng hematit đỏ (Fe2O3), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng xiderit (FeCO3), quặng pirit (FeS2).
2. Hợp chất của sắt
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử:
Fe2+ → Fe3+ + 1e
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa:
Fe3+ + 1e → Fe2+
Fe3+ + 3e → Fe
3. Hợp kim của sắt
| Gang | Thép |
Thành phần | ||
Điều chế | Khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. | Giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Si, Mn,... có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép. |
II. BÀI TẬP
Bài 1. Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành.
Lời giải
Ta có mCu = 2,94 gam, mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.
→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;
nCu(NO3)2 = nCu pư = \(\dfrac{2,94-2,3}{64}=0,1\) mol
→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.
Bài 2. Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và FexOy trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được CO2 và 16 gam một oxit sắt duy nhất. Cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. Để hòa tan hết 18,56 gam X cần ít nhất V ml dung dịch HCl 2M. Tính giá trị của V.
Lời giải
Cho CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 tìm được 2 giá trị của số mol CO2 là 0,04 và 0,08.
Nếu nCO2 = 0,04 => mFe2O3 + mCO2 = 16 + 1,76 = 17,76 < 18,56 (loại).
=> nCO2 = 0,08 => mFeCO3 = 0,08.116 = 9,28 gam.
<=> mFexOy = 9,28 gam (a mol).
Theo ĐLBT nguyên tố với Fe:
0,08 + ax = 0,1.2 => \(\left\{{}\begin{matrix}ax=0,12\\56ax+16ay=9,28\end{matrix}\right.\) => \(\left\{{}\begin{matrix}x=3;y=4\\a=0,04\end{matrix}\right.\)
FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O
0,08 0,16
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,04 0,32
=> nHCl = 0,48 mol <=> V = 0,48 : 2 = 0,24 lít.
Bài 3. Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu?
Lời giải
nH2SO4 = 0,1. 0,2 = 0,02 mol
RO + H2SO4 → RSO4 + H2O
1 mol oxit (RO) → 1 mol muối sunfat (RSO4) ⇒ khối lượng tăng là: 96 – 16 = 80g
Khối lượng muối thu được là: 2,3 + 80. 0,02 = 3,9 g
nH2SO4 = 0,2.0,1 = 0,02 mol
2,3g Oxit + 0,2 mol H2SO4 → muối sunfat + H2O
Ta thấy: nH2SO4 = nH2O = 0,2 mol
Áp dụng ĐLBT khối lượng: moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O
↔ 2,3 + 96.0,2 = mmuối + 18.0,2
↔ mmuối = 3,9 gam.
Bài 4. Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Lời giải
Số mol H2 = \(\dfrac{0,56}{22,4}\) = 0,025 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)
→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4 gam.
TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
nFe = 0,05 mol.
Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 gam.
Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2 gam.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây