Bài học cùng chủ đề
- Phần 1. Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930
- Phần 2. Phong trào công nhân
- Phần 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1918 - 1930)
- Phần 4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần I)
- Bài 5. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 (Phần II)
- Những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc 1918 - 1930
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1. Phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1918 đến năm 1930 SVIP
I. Phong trào dân tộc dân chủ từ 1918 đến năm 1930
1. Phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản
a. Giai đoạn 1918 - 1925:
* Nguyên nhân: do bị thực dân Pháp áp bức, tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép và phân biệt đối xử.
* Mục tiêu:
- Đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản Hoa kiều và tư sản Pháp, đòi quyền lợi kinh tế.
- Yêu cầu chính quyền thuộc địa trao một số quyền tự do, dân chủ, tham gia vào bộ máy chính quyền.
* Hoạt động tiêu biểu của giai cấp tư sản:
- Giai đoạn 1918 - 1925: đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
+ Năm 1919: tẩy chay tư sản Hoa Kiều.
+ Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam năm 1919 tại Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,...
+ Năm 1923: chống độc quyền cảng Sài Gòn.
+ Thành lập Đảng Lập hiến năm 1923.
+ Một số tờ báo: Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, Tiếng vang An Nam,...
* Hoạt động tiêu biểu của tiểu tư sản:
- Mở các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã,...
- Một số tờ báo: Chuông rạn, An Nam trẻ,...
- Một số tổ chức chính trị sơ khai: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,...
- Tại Quảng Châu (Trung Quốc):
- Năm 1923: một số tri thức tiểu tư sản thành lập tổ chức Tâm tâm xã.
- Năm 1924: Phạm Hồng Thái thực hiện vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh nhưng không thành.
- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu năm 1925.
- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh năm 1926.
- Tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh năm 1926.
=> Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành và tích cực tham gia các phong trào yêu nước, góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước.
Lễ tang Phan Châu Trinh ở Sài Gòn (1926)
b. Giai đoạn 1925 - 1930:
- Do tác động của các trào lưu tư tưởng mới, một số tổ chức yêu nước được thành lập.
- Năm 1927: Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập.
+ Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính.
+ Khuynh hướng cách mạng: dân chủ tư sản.
+ Hình thức hoạt động: ám sát cá nhân, bạo lực vũ trang.
+ Hoạt động chính:
- Đầu năm 1929: ám sát trùm mộ phu Ba-danh.
- Đêm ngày 9 - 2 - 1930: khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ và lan rộng ra Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình... Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại.
- Năm 1928: Tân Việt Cách mạng đảng ra đời.
+ Tiền thân: Hội Phục Việt (1925).
+ Khuynh hướng cách mạng: vô sản.
+ Hoạt động: lãnh đạo quần chúng đấu tranh, tích cực chuẩn bị thành lập chính đảng vô sản.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây