Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần 1. Phong trào cách mạng 1918 - 1923, sự thành lập Quốc tế Cộng sản và cuộc Đại suy thoái kinh tế SVIP
BÀI 2. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
I. Phong trào cách mạng (1918 - 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
1. Phong trào cách mạng 1918 - 1923
* Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng:
- Hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự thành lập chính quyền Xô viết.
=> Những năm 1918 - 1923, phong trào cách mạng bùng nổ khắp các nước tư bản châu Âu, tiêu biểu ở Đức và Hung-ga-ri.
* Thành phần tham gia: công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.
* Hình thức: tổng bãi công và khởi nghĩa.
* Mục tiêu: chống chế độ quân chủ, chống chính quyền tư sản, xây dựng mô hình nhà nước mới theo kiểu nước Nga Xô viết.
* Diễn biến cụ thể:- Đức:
+ 9 - 11 - 1918, công nhân và các tầng lớp nhân dân ở Béc-lin tổng bãi công, sau đó chuyển thành khởi nghĩa vũ trang với sự tham gia của binh lính, lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản.
+ 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập.
+ 1919 - 1923, phong trào cách mạng chống lại giai cấp tư sản tiếp diễn nhưng thất bại.
- Anh:
+ Phong trào công nhân không chỉ đòi quyền lợi kinh tế mà còn đòi quyền lợi chính trị.
+ 1920: Đảng Cộng sản Anh thành lập.
- Pháp:
+ 1 - 5 - 1920: cuộc tổng bãi công lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia.
+ 1920: Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.
- Cuối năm 1923 phong trào cách mạng tạm lắng khi bị chính quyền tư sản ở các nước đàn áp.
* Kết quả: nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở khắp các nước: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920), Đảng Cộng sản I-ta-li-a (1921)...
* Bối cảnh:
- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 - 1923 đòi hỏi cần có một tổ chức quốc tế lãnh đạo cách mạng.
- Vai trò và hoạt động tích cực của V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
* Sự thành lập:
- Thời gian: 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Địa điểm: tại Mát-xcơ-va.
* Hoạt động:
- Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 kì đại hội.
- Đại hội lần II (1920) Quốc tế Cộng sản thông qua Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do V.I.Lê-nin dự thảo.
- Nhiệm vụ chính là đề ra đường lối cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
- Vai trò: là tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân ở châu Âu.
- Năm 1943: do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán.
* Bối cảnh:
- Từ 1924 - 1929, kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, sản xuất tăng nhanh chóng.
- Việc sản xuất ồ ạt không kiểm soát trong hoàn cảnh nhu cầu và sức mua của thị trường không tăng lên tương ứng khiến hàng hoá ế thừa, suy thoái trong sản xuất.
=> Sản xuất suy thoái, hàng hoá tồn đọng không bán được, đời sống nhân dân không được cải thiện, dẫn đến cuộc đại suy thoái về kinh tế.
*Diễn biến:
- 10 - 1929, cuộc đại suy thoái bùng nổ ở Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa.
- Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.
- 1932: cuộc đại suy thoái trầm trọng nhất.
* Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề nền kinh tế: hàng ngàn nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng đóng cửa; tổng thu nhập quốc dân các nước tư bản sụt giảm nghiêm trọng.
- Gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội: thất nghiệp (lúc cao nhất khoảng 50 triệu người), đói nghèo...
- Cuộc đại suy thoái dẫn đến sự thắng thế của chủ nghĩa phát xít, làm tăng mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
Hình 1. Dòng người thất nghiệp ở Hà Lan trong đại suy thoái kinh tế
- Cải cách kinh tế - xã hội: những quốc gia có nhiều thuộc địa, thị trường và vốn như Anh, Pháp,...
- Phát xít hoá bộ máy chính quyền: những quốc gia không có hoặc có ít thuộc địa, nguyên liệu, thị trường như Đức, I-ta-li-a,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây