1. Lốc xoáy được hình thành như thế nào?
Lốc xoáy có hình dạng là ống hút, hình phễu hoặc hình xoáy. Những ống hút khổng lồ này có thể cuốn sạch mọi thứ trên đường đi mà chúng gặp. Lốc xoáy phát triển từ một cơn giông, thường từ ổ giông rất mạnh, nên ở đâu có giông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy. Lốc xoáy cũng có khi sinh ra từ một dải gió giật mạnh hay từ một cơn bão.
Tuy nhiên, phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây giông, đặc biệt là mây giông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn giông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung. Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
2. Một trận lốc xoáy kéo dài bao lâu?
Lốc xoáy có thể kéo dài từ vài giây cho đến hơn 1 giờ. Cơn lốc xoáy diễn ra lâu nhất trong lịch sử cho đến nay chưa được biết đến bởi có quá nhiều cơn lốc xoáy "tuổi thọ" lâu đã được ghi nhận từ giữa những năm nửa đầu thế kỷ 20. Hầu hết trận lốc xoáy kéo dài chưa đến 10 phút.
3. Âm thanh lốc xoáy nghe như thế nào?
Còn tùy thuộc vào việc lốc xoáy tấn công cái gì, quy mô nó như thế nào hay cường độ mạnh hay yếu… Âm thanh lốc xoáy thông thường nhất là nghe như tiếng đùng đùng liên tục, giống như âm thanh khi tàu hỏa sắp đến. Đôi khi lốc xoáy tạo ra tiếng ồn lớn như tiếng thác nước đổ hoặc tiếng ồn mở cửa kính ô tô khi xe chạy cực nhanh.
4. Cấp độ và sức tàn phá của lốc xoáy.
Theo đó, cấp độ EF5 là khi một cơn lốc xoáy có tốc độ gió từ 419 đến 512 km/h, có sức hủy diệt không thể tưởng tượng nổi: đủ sức thổi bay những ngôi nhà được xây dựng chắc chắn, nhổ cây bật khỏi gốc và cuốn bay ô tô…
Trong mô phỏng của mình, các nhà khoa học đã tái tạo các điều kiện dẫn đến sự kiện thảm khốc bằng cách sử dụng dữ liệu quan sát thực tế. Cấp độ EF5 là khi một cơn lốc xoáy có tốc độ gió từ 419 đến 512km/h.
Trên thế giới, Mỹ là quốc gia chịu nhiều trận lốc xoáy nhất với trung bình 800 cơn mỗi năm, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Australia là quốc gia thứ hai chịu các trận lốc xoáy, sau đó là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây