Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Nền văn học Việt Nam được cấu thành bởi hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, đó là
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Văn học dân gian không có đặc trưng nào dưới đây?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Hệ quả của việc lưu truyền bằng hình thức truyền miệng trong văn học dân gian là một văn bản sẽ có
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Xếp những thể loại dưới đây vào cột tương ứng.
- Tuồng đồ
- Truyền thuyết
- Chèo
- Dân ca
- Thần thoại
- Ca dao
- Sử thi
- Cổ tích
Loại hình tự sự dân gian
Loại hình trữ tình dân gian
Loại hình sân khấu dân gian
Nối những thể loại văn học dưới đây với các tác phẩm tương ứng.
Nối những thể loại văn học dưới đây với các tác phẩm tương ứng.
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Văn học viết ra đời vào thế kỉ
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Thời kì văn học trung đại được chia thành hai giai đoạn lớn nào dưới đây?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Nội dung thơ văn giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII là gì?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn thông tin thích hợp điền vào chỗ trống.
Vào khoảng cuối thế kỉ , bên cạnh các sáng tác bằng chữ , các sáng tác bằng chữ cũng dần xuất hiện. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn, được thể hiện qua thơ Nôm của Nguyễn Trãi, ,...
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Tác phẩm nào dưới đây không thuộc giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn thông tin thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bối cảnh lịch sử của giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.
- Đất nước xảy ra . Sự thành công của cuộc khởi nghĩa đã góp phần dẹp cả thù trong, giặc ngoài, đất nước; song không được bao lâu thì suy yếu, lên thay.
- , Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Chế độ dần đi đến hồi kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới, bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX đã xuất hiện trào lưu nào dưới đây?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về phương diện ngôn ngữ trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Đầu thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ hoàn toàn thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong sáng tác. |
|
b) Văn học chữ Nôm có sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ. |
|
c) Sáng tác chữ Hán có những thành tựu lớn ở thể loại thơ và văn xuôi. |
|
d) Sáng tác chữ Hán có những thành tựu lớn ở các thể loại chiếu, cáo và hịch. |
|
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Xếp các tác phẩm văn học dưới đây vào giai đoạn tương ứng.
- Ức Trai thi tập
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Đại cáo bình Ngô
- Chinh phụ ngâm
- Phú sông Bạch Đằng
- Truyện Lục Vân Tiên
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
Từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bối cảnh lịch sử giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945.
Trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945, đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội để tiếp nhận dần văn hóa, phương Tây, mà trước hết là từ . Sự xâm chiếm của Pháp đã dẫn đến những xung đột trong xã hội, dẫn đến sự thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học đổi mới theo hướng
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về nội dung thơ văn trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Chủ nghĩa nhân đạo thời kì này tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc, đồng thời chịu ảnh hưởng của tinh thần dân chủ. |
|
b) Truyền thống yêu nước của dân tộc có sự đổi mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. |
|
c) Truyền thống yêu nước của dân tộc có sự đổi mới: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. |
|
d) Chủ nghĩa nhân đạo thời kì này đã thoát li hoàn toàn khỏi truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. |
|
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vị trí của chữ Quốc ngữ trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945, việc sử dụng chữ đã đem đến những cho văn học: đưa văn học đến gần và gắn bó với đời sống, đưa văn học đến với đông đảo .
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Bối cảnh lịch sử của giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975 không bao gồm sự kiện nào dưới đây?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975?
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về phương diện nghệ thuật của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Xuất hiện những thể loại ngắn gọn, nắm bắt thông tin kịp thời như vè, kí, tùy bút. |
|
b) Xuất hiện những thể loại có dung lượng lớn như trường ca, tiểu thuyết, kịch dài. |
|
c) Có sự kết hợp giữa hình tượng mang vẻ đẹp thần thoại với hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên. |
|
d) Có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi. |
|
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Phần II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn thông tin thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bối cảnh lịch sử của giai đoạn văn học từ 1975 đến nay.
Những chồng chất của thời cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy , xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm , Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới.
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
PHẦN II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bình Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về phương diện nghệ thuật của giai đoạn văn học từ 1975 đến nay?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Có sự tìm tòi, đổi mới trong hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng. |
|
b) Đưa ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị vào sáng tác văn chương. |
|
c) Hướng đến việc khôi phục lại những giá trị cốt lõi của chữ Nôm. |
|
d) Có sự xuất hiện của nhiều thể loại mới như trường ca, kịch dài, tiểu thuyết. |
|
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
PHẦN II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bình Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn thông tin thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau đây.
Tiêu chí | Thế kỉ X đến thế kỉ XVII | Thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX |
Nội dung |
- , cảm hứng hào hùng. - Cảm hứng phê phán hiện thực xã hội. |
- Trào lưu chủ nghĩa. |
Nghệ thuật | - Bước đầu sử dụng chữ để sáng tác, đến thế kỉ đã có những thành tựu lớn. | - Chữ phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ. |
KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
Văn học Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, là nền văn học có hàng nghìn năm lịch sử với nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
PHẦN I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thường gắn liền và tham gia vào mọi mặt sinh hoạt của đời sống cộng đồng; thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người.
2. Những đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
- Thứ nhất, văn học dân gian mang tính truyền miệng. Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Do tồn tại và lưu truyền bằng miệng nên tác phẩm văn học dân gian có những dị bản (bản khác nhau).
- Thứ hai, văn học dân gian mang tính tập thể. Phương thức sáng tác tập thể có liên quan tới phương thức truyền miệng của văn học dân gian. Tác phẩm được hình thành, lúc đầu có thể do một người khởi xướng, sáng tác, nhưng sau đó, những người khác tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình lưu truyền. Do phương thức truyền miệng mang tính tập thể để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền, để tiêu biểu cho cả cộng đồng nên có những cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình ảnh,... lặp lại ở nhiều tác phẩm khác nhau, làm thành mô típ trong văn học dân gian.
- Thứ ba, văn học dân gian mang tính nguyên hợp. Trong văn học dân gian, nhiều khi các yếu tố ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... quyện hoà vào nhau, không chia tách. Càng về sau, càng gần thời hiện đại, tính nguyên hợp trong văn học dân gian càng mờ nhạt. Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức văn học dân gian trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng, khung cảnh diễn xuất,... còn có khuynh hướng ngày càng phổ biến là thưởng thức văn học dân gian giống như thưởng thức văn bản văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Có thể xếp thể loại văn học dân gian vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
- Loại hình tự sự dân gian
+ Thần thoại: thể loại văn xuôi, thường kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá.
+ Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
+ Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử.
+ Truyện cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
+ Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.
Ngoài ra, trong thể loại tự sự dân gian còn có truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè.
- Loại hình trữ tình dân gian
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Loại hình sân khấu dân gian
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
PHẦN II. VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM
Văn học viết Việt Nam phát triển qua hai thời kì lớn là thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Văn học Việt Nam trong mười thế kỉ này trải qua hai giai đoạn lớn.
1.1. Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
- Về bối cảnh lịch sử:
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), Ngô Quyền xưng vương, dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ, kết thúc nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta vẫn luôn phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lập nhiều kì tích trong bảo vệ đất nước (chống Tống thế kỉ X, chống Mông Nguyên thế kỉ XIII, chống Minh thế kỉ XV). Sau các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỉ XV, nhưng bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
- Về văn học:
Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. Văn học viết gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
+ Ở phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học giai đoạn này mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội, nhất là những biểu hiện suy thoái về đạo đức.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ, lúc đầu các sáng tác chỉ sử dụng chữ Hán, sau đó, vào khoảng cuối thế kỉ XIII, bước đầu sử dụng chữ Nôm để sáng tác. Từ thế kỉ XV, sáng tác chữ Nôm đã có những thành tựu lớn với thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Về thể loại, lúc đầu chủ yếu là những thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Đường luật, phú, chiếu, hịch,...); từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hoá - thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bình Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
1.2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
- Về bối cảnh lịch sử:
Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bởi phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc làm “thay đổi sơn hà”. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã cùng một lúc dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Phong trào Tây Sơn suy yếu, triều Nguyễn khôi phục quyền lực, đất nước nằm trong hiểm hoạ xâm lược từ phương Tây (1858), cuối cùng rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884. Nhân dân ta tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm với sức mạnh quật khởi. Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. Xã hội Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây.
- Về văn học:
Văn học phát triển mạnh mẽ với nhiều đỉnh cao, nhiều thành tựu nghệ thuật lớn. Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển với hàm nghĩa là thành tựu rực rỡ nhất, nhiều đỉnh cao nghệ thuật trở thành điển phạm, kết tinh từ đời trước, thành khuôn mẫu cho đời sau. Nửa cuối thế kỉ XIX - giai đoạn cuối của văn học trung đại vẫn có nhiều thành tựu nghệ thuật nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Điểm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người. Văn học hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ để nói lên cả những đau khổ và khát vọng của họ. Văn học hướng đến con người trần thế, bước đầu phản ánh cả con người cá nhân. Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX mang nội dung yêu nước với âm hưởng bị tráng. Bên cạnh giá trị nhân đạo, văn học giai đoạn này còn mang giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp mà Truyện Kiều (Nguyễn Du) chính là sự kết tinh tiêu biểu nhất; với tài sử dụng tiếng Việt, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Sáng tác chữ Nôm còn làm nên tên tuổi của nhiều tác giả lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,... Từ cuối thế kỉ XIX, chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng thành tựu nổi bật vẫn thuộc về các sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm. Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản dịch chữ Nôm hiện hành chưa rõ tác giả), thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thơ chữ Nôm của Trần Tế Xương,...
2. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay
2.1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Về bối cảnh lịch sử:
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hoá theo chiều hướng thoát dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hoá, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột dân tộc (thực dân - thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản - vô sản), xung đột văn hoá (cũ - mới), dẫn đến sự phân hoá thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
- Về văn học:
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây: hình thức thể loại không bị khuôn trong tính quy phạm chặt chẽ mà tự do hơn; ngôn từ không nhiều điển cố, không thiên về biểu tượng, ước lệ mà tự nhiên và giàu chất hiện thực của đời sống; chú trọng yếu tố cá nhân trong sáng tác;... Tuy nhiên, những tinh hoa nghệ thuật của văn học truyền thống vẫn được kế thừa và phát huy theo hướng đổi mới. Hiện đại hoá văn học dẫn đến sự nở rộ của phong cách tác giả, trong đó có những phong cách lớn. Văn học phát triển với nhịp độ hết sức mau lẹ về số lượng tác giả, tác phẩm, về thể loại, thành tựu nghệ thuật,... Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai (không bị thực dân Pháp cấm đoán) với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn; bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai (thơ văn yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp cấm đoán). Các bộ phận, các xu hướng văn học vừa khác biệt, đấu tranh với nhau về khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật vừa tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
+ Ở phương diện nội dung, truyền thống yêu nước của dân tộc tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: sự thay đổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học. Mặc dù văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học tiếng Việt, nhưng việc sử dụng chữ Quốc ngữ để sáng tác đem đến cho văn học nhiều lợi thế để hiện đại hoá và phát triển: đưa văn học đến gần và gắn bó với hiện thực đời sống, đưa văn học đến với đông đảo quần chúng. Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...; ở loại hình kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2.2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
- Về bối cảnh lịch sử:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam mới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu” năm 1954; hoà bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới; cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Về văn học:
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn bó với vận mệnh dân tộc, tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam; văn học hướng về đại chúng, tập trung phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân. Văn học miền Nam, chủ yếu là văn học đô thị dưới chế độ thực dân mới trước năm 1975 có sự phân hoá thành những xu hướng tích cực và tiêu cực, trong đó xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có nhiều đóng góp đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
+ Ở phương diện nội dung, văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975 mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: có sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ. Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại “xung kích”, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơi, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài.
+ Tác phẩm, tác giả tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...; ở loại hình trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...; trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
- Về bối cảnh lịch sử:
Những khó khăn chồng chất của thời hậu chiến cùng với đường lối kinh tế mang tính chủ quan duy ý chí, xã hội nặng tính chất quan liêu, bao cấp,... đã đẩy nước ta đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, với những thành tựu to lớn. Thời đại Đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc Đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước.
- Về văn học:
Văn học của giai đoạn Đổi mới tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng, đồng thời có những tìm tòi, kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận với xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Ở phương diện nội dung, cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái mới nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường; triết lí về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật.
+ Ở phương diện nghệ thuật, về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong sáng tác văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. Bút kí, phóng sự, tản văn nhanh nhạy trước những vấn đề của hiện thực xuất hiện khá nhiều. Trường ca với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh. Truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có nhiều tiểu thuyết lịch sử, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Kịch nói phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu lớn.
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, ở loại hình tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…, ở loại hình trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...; ở loại hình kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Văn học Việt Nam vừa là sản phẩm vừa là động lực của quá trình hình thành và phát triển dân tộc. Phát huy thành tựu, thế mạnh vốn có của một nền văn học mang bản sắc riêng, đồng thời hoà nhập với tiến trình văn học thế giới, văn học Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.
Chọn thông tin thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau đây.
Tiêu chí | Từ 1945 đến 1975 | Từ 1975 đến nay |
Nội dung |
- Cảm hứng và khuynh hướng . |
- Cảm hứng trên tinh thần . |
Nghệ thuật |
- Về ngôn ngữ: kết hợp giữa ngôn ngữ và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi. - Về thể loại: thơ và đều phát triển; trường ca, , kịch dài xuất hiện. |
- Về ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, ; chú trọng làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt. - Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới. |
Xếp những tác phẩm văn học dưới đây vào cột tương ứng.
- Tự tình
- Qua đèo Ngang
- Con Rồng cháu Tiên
- Sọ Dừa
- Sự tích Hồ Ba Bể
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung
- Truyện Kiều
- Truyện Lục Vân Tiên
Văn học dân gian
Văn học viết
Xếp những tác phẩm văn học dưới đây vào cột tương ứng.
- Loạn đến nơi rồi!
- Đồng chí
- Tinh thần thể dục
- Ông đồ
- Nỗi buồn chiến tranh
- Đất nước
- Chiếc thuyền ngoài xa
- Hai đứa trẻ
- Tràng giang
- Tây Tiến
Từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Từ 1945 đến 1975
Từ 1975 đến nay
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây