Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ SVIP
1. Bối cảnh lịch sử trước cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
a. Về kinh tế - xã hội
- Từ nửa sau thế kỷ XIV, triều đình nhà Trần bỏ bê sản xuất nông nghiệp và công tác đê điều, thủy lợi. => Nhiều nơi bị lũ lụt, mất mùa, đói kém liên tiếp.
- Quý tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất khiến nông dân mất ruộng, cuộc sống nghèo khổ.
- Nhiều nông dân phải bán ruộng, bán người thân, trở thành nô tì cho tầng lớp giàu có.
Hình 1. Nông nghiệp đói kém - Đời sống nhân dân cực khổ (Tranh minh họa)
=> Mâu thuẫn xã hội giữa nông dân, nô tì với tầng lớp thống trị được đẩy lên cao, bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương).
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Hà Nội).
b. Về chính trị
- Triều đình nhà Trần suy yếu nghiêm trọng:
+ Vua quan ăn chơi xa xỉ, không quan tâm dân chúng.
+ Trung thần không có tiếng nói, gian thần lộng hành.
+ Không đủ khả năng bảo vệ đất nước trước ngoại xâm Chăm-pa, cũng như yêu sách từ nhà Minh (Trung Quốc).
Hình 2. Triều đình suy yếu - Vua quan bỏ bê việc nước (Tranh minh họa)
=> Hồ Quý Ly - một đại thần có thực quyền đã thâu tóm quyền lực, ép vua Trần nhường ngôi và lập ra triều Hồ (1400).
Câu hỏi:
@205675718742@
2. Nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
a. Mục đích cải cách
- Củng cố chính quyền trung ương tập quyền.
- Giải quyết những mâu thuẫn kinh tế, xã hội cuối thời Trần.
b. Nội dung cải cách
* Kinh tế - xã hội:
- Ban hành chính sách "hạn điền": Giới hạn số ruộng đất mà quý tộc, địa chủ được sở hữu.
- Phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao” thay thế tiền đồng.
- Cải cách thuế khóa và thống nhất đơn vị đo lường trên toàn quốc.
- Quy định rõ số lượng gia nô mà mỗi vương hầu, quan lại được phép có.
Hình 3. Bản vẽ tiền Thông bảo hội sao
Câu hỏi:
@205675832322@
* Quân sự
- Tăng cường lực lượng quân đội:
+ Kiểm kê nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, mở rộng quân số.
+ Xây dựng thành lũy kiên cố: Tây Đô (Thanh Hóa), Đa Bang (Hà Nội),…
+ Chế tạo vũ khí mới: súng thần cơ, đóng thuyền chiến.
Hình 4. Hồ Nguyên Trừng là người phát minh ra súng '"thần công"
Câu hỏi:
@205675867884@
* Văn hóa – giáo dục
- Hạn chế Phật giáo: Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
- Cải tổ thi cử và giáo dục:
+ Mở rộng trường học đến cấp phủ, châu.
+ Tổ chức các kỳ thi chọn nhân tài: trong 7 năm tổ chức 2 kỳ thi, lấy đỗ gần 200 người, có 1 Trạng nguyên.
+ Đề cao chữ Nôm: Dịch nhiều sách Hán sang chữ Nôm như Quốc ngữ thi nghĩa, chương Vô dật trong Kinh Thư,…
Hình 5. Tổ chức các kì thi tuyển chọn nhân tài (Tranh minh họa)
Câu hỏi:
@205675938114@
3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách
a. Tích cực
- Có tính tiến bộ, toàn diện, bước đầu ổn định xã hội, củng cố chính quyền:
+ Hạn chế thế lực quý tộc và tăng cường quyền lực trung ương.
+ Cải cách kinh tế giúp tăng nguồn thu cho nhà nước.
+ Giáo dục - văn hóa mang màu sắc dân tộc, hướng đến đào tạo nhân tài.
=> Cuộc cải cách góp phần tăng tiềm lực đất nước, sẵn sàng đối phó với giặc ngoại xâm.
b. Hạn chế
- Nhiều chính sách chưa được thực hiện triệt để, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong thực tế.
Hình 6. Thành nhà Hồ ngày nay (Thanh Hóa)
Câu hỏi:
@205675995322@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây