Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (P2) SVIP
2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu
g. Nguyên nhân thắng lợi
* Nguyên nhân chủ quan:
- Tất cả đều là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Nhân dân đoàn kết, lòng yêu nước mạnh mẽ, nhiều dân tộc cùng tham gia.
- Chiến lược đúng đắn, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo:
+ 1075 - 1077: Lý Thường Kiệt "tiên phát chế nhân", tấn công trước vào Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (Trung Quốc).
+ 1789: Quang Trung thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, giành thắng lợi nhanh chóng ở Ngọc Hồi - Đống Đa.
Hình 1. Lý Thường Kiệt tấn công thành Ung Châu (Tranh minh họa)
- Các tướng lĩnh kiệt xuất lãnh đạo kháng chiến: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,...
Hình 2. Tượng vua Quang Trung
* Nguyên nhân khách quan:
- Kẻ thù xâm lược lâm vào thế bất lợi: chiến tranh phi nghĩa, đường xa, thiếu hậu cần, không am hiểu địa hình,…
Câu hỏi:
@205656159543@
3. Một số cuộc kháng chiến không thành công
a. Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)
- Bối cảnh: Quân Nam Việt nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại nhờ An Dương Vương có thành Cổ Loa kiên cố và vũ khí lợi hại.
- Diễn biến:
+ Triệu Đà chuyển sang dùng kế hòa hoãn, đưa con trai là Trọng Thủy sang làm rể trong triều đình Âu Lạc.
+ An Dương Vương mất cảnh giác, nội bộ suy yếu.
+ Năm 179 TCN, Triệu Đà bất ngờ tấn công thành Cổ Loa, đánh bại quân Âu Lạc.
- Kết quả: Âu Lạc thất bại, rơi vào ách thống trị của Nam Việt.
Hình 3. Phác hoạ thành xoắn ốc Cổ Loa
b. Kháng chiến chống quân Minh (1406 - 1407)
+ Cuối năm 1406, nhà Minh đưa đại quân do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược.
+ Thành Đa Bang và Đông Đô nhanh chóng thất thủ.
+ Nhà Hồ rút về Tây Đô (Thanh Hóa) cố thủ nhưng bị tiêu diệt vào tháng 6 - 1407.
Hình 4. Giặc Minh kéo vào xâm lược nước ta
Câu hỏi:
@205656179137@
c. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)
+ Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Nhân dân và một bộ phận quân triều đình kháng chiến mạnh mẽ ở Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kỳ,… với nhiều thủ lĩnh tiêu biểu như Trương Định, Nguyễn Trung Trực.
+ Tuy nhiên, triều Nguyễn liên tục nhượng bộ, ký các hiệp ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884).
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn. => Kết thúc giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.
Hình 5. Pháp tấn công thành Gia Định
Câu hỏi:
@205656181211@
d. Nguyên nhân kháng chiến không thành công
- Chủ quan:
+ Không huy động được toàn dân, thiếu khối đoàn kết dân tộc.
+ Sai lầm trong chỉ huy:
▪ Triều Hồ chú trọng phòng ngự, cố thủ trong các thành, thiếu linh hoạt.
▪ Triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến rõ ràng, thiên về chủ hòa, thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
- Khách quan: Kẻ thù có ưu thế lớn về quân sự, vũ khí và tổ chức. Tương quan lực lượng chênh lệch rõ rệt, gây bất lợi cho ta.
Câu hỏi:
@205656283423@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây