Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (P1) SVIP
1. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
a. Vị trí địa chiến lược của Việt Nam
- Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, trên trục giao thông giữa:
+ Châu Á - Châu Đại Dương.
+ Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.
- Là cầu nối giữa:
+ Trung Quốc - Đông Nam Á.
+ Đông Nam Á lục địa - Đông Nam Á hải đảo.
Hình 1. Lược đồ khu vực Đông Nam Á
- Có cư dân đông đúc, tài nguyên phong phú, dễ bị nhòm ngó.
Hình 2. Trầm hương - Một trong số các sản vật quý hiếm
=> Đông Nam Á trở thành mục tiêu của nhiều cuộc xâm lược, buộc nhân dân ta phải liên tục tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi:
@205654026622@
b. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
- Bảo vệ sự tồn vong và phát triển lâu dài của dân tộc.
- Giữ vững độc lập, bảo vệ văn hóa truyền thống, tạo nền tảng cho công cuộc kiến thiết đất nước.
- Bồi đắp tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường và tinh thần dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quân sự, lãnh đạo, tổ chức có giá trị.
Câu hỏi:
@205654102327@
2. Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu
a. Kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng (938)
- Ngô Quyền tổ chức trận địa cọc trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán (Quảng Ninh - Hải Phòng).
- Chiến thắng Bạch Đằng mở đầu cho thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.
Hình 3. Cọc gỗ trong trận chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938 còn lưu giữ tại Bảo tàng của khu di tích Tràng Kênh.
b. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống
- Kháng chiến chống quân Tống (981):
+ Cuối năm 980, quân Tống lợi dùng tình hình khó khăn của nước ta, tiến hành đưa quân sang xâm lược.
+ Lê Hoàn đích thân chỉ huy với chiến thắng tại sông Bạch Đằng.
- Kháng chiến chống quân Tống (1075 - 1077):
+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lên kế hoạch xâm lược Đại Việt nhằm giải quyết tình trạng khó khăn trong nước.
+ Nhà Tống xây dựng lực lượng, áp sát biên giới chuẩn bị cho cuộc chiến
+ Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân đội, chủ động bao vây tiêu diệt các trung tâm quân lương và các trại dọc biên giới của địch với trận đánh nổi bật tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).
Hình 4. Một đoạn của phòng tuyến sông Như Nguyệt tại xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh
Câu hỏi:
@205654298967@
c. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258):
+ Năm 1257, quân Mông cổ tiến sát biên giới, cử sứ giả dụ hàng.
+ Triều đình Đại Việt từ chối, phát động cả nước chuẩn bị đánh giặc.
+ Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ với trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) và Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
+ Quân Mông Cổ thua cuộc phải rút chạy về nước.
- Kháng chiến chống quân Nguyên (1285):
+ Sau khi chiếm được Nam Tống, Hốt Tất Liệt ra lệnh chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
+ Tháng 1 - 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy mở cuộc tấn công vào Thăng Long. Nhà Trần thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, rút lui chiến lược để tiêu hao lực lượng địch tại Vạn Kiếp - Bình Than.
+ Tháng 5 - 1285, nhà Trần mở cuộc phản công lớn tại các trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Quân dân Đại Việt đánh tan quân Nguyên, giải phóng Thăng Long.
+ Kết quả: Quân Nguyên thất bại nặng nề, Thoát Hoan phải chui ống đồng trốn về nước.
Hình 5. Tranh minh họa quân Trần kháng chiến chống quân Nguyên
- Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 - 1288):
+ Tháng 12 - 1287, quân Nguyên do Thoát Hoan và Ô Mã Nhi chỉ huy, chia quân theo đường bộ và đường thủy tiến đánh Đại Việt.
+ Tháng 1 - 1288, quân Nguyên chiếm Vạn Kiếp (Hải Dương), tiến đánh Thăng Long.
+ Tháng 2 - 1288, quân Trần phá tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn (Quảng Ninh) → Cắt đứt hậu cần của địch.
+ Tháng 3 - 1288, Thoát Hoan chiếm thành Thăng Long nhưng, lâm vào thế "vườn không nhà trống". → Phải rút quân về nước.
+ Tháng 4 - 1288, Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc, mai phục tài tình trên sông Bạch Đằng. Quân Nguyên sa bẫy. → Ô Mã Nhi bị bắt sống, thủy binh bị tiêu diệt.
+ Kết quả: Cuộc kháng chiến lần thứ ba thắng lợi vẻ vang, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Hình 6. Tượng đồng Trần Hưng Đạo tại đền Kiếp Bạc
Câu hỏi:
@205654502450@
d. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy, bộ xâm lược nước ta qua ngả Nam Bộ.
- Diễn biến chính: Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn phối hợp với nhân dân lập trận địa mai phục tại Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). → Quân Xiêm sa bẫy, bị tiêu diệt trong trận đánh lớn.
- Kết quả: Tiêu diệt 300 chiến thuyền và hơn 2 vạn quân Xiêm, chấm dứt âm mưu xâm lược của Xiêm.
Hình 7. Thuyền Đại Hiệu, một loại thuyền chiến cỡ lớn có trang bị hỏa lực mạnh mà thủy quân Tây Sơn đã sử dụng trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút (mô hình)
e. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Nguyên nhân: Lợi dụng việc Lê Chiêu Thống cầu viện, vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị đưa hàng chục vạn quân sang xâm lược Đại Việt, chiếm Thăng Long.
- Diễn biến chính:
+ Quân Tây Sơn rút lui về phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Ngày 22 - 12 - 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung, tổ chức phản công thần tốc ra Bắc.
+ Đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu (1789): hạ đồn Hà Hồi.
+ Mồng 5 Tết: tiêu diệt đồn Ngọc Hồi – Khương Thượng.
- Kết quả:
+ Quân Thanh đại bại, rút chạy trong hỗn loạn, hàng vạn quân bị tiêu diệt, tướng tử trận.
+ Chiến thắng này ghi dấu một trong những trận đánh thần tốc, tiêu biểu nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Hình 6. Gươm và súng của quân đội nhà Tây Sơn trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây