Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 4. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay SVIP
1. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Sau sự tan rã của Liên Xô (1991), chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Á và Mỹ La-tinh.
- Nhờ sự kiên định với đường lối xã hội chủ nghĩa, từng bước cải cách, mở cửa, đổi mới, các quốc gia này đã đạt được những thành tựu rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa,...
Câu hỏi:
@205612120882@
* Các nước châu Á
- Việt Nam:
+ Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. => Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
+ Đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập mạnh mẽ với thế giới.
Hình 1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) họp thông qua chương trình đổi mới kinh tế
Câu hỏi:
@205612130256@
- Lào:
+ Năm 1986, Lào cũng tiến hành đổi mới toàn diện, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Sau hơn 35 năm, Lào đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, củng cố được độc lập, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế.
Hình 2. Diện mạo của thủ đô Viêng Chăn (Lào) sau 35 năm đổi mới
* Khu vực Mỹ La-tinh
- Cu-ba:
+ Dù chịu cấm vận kéo dài của Mĩ và phương Tây, Cu-ba vẫn kiên định theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Cu-ba cải cách kinh tế từng bước, có chọn lọc, duy trì những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa xã hội.
+ Các ngành kinh tế mới như du lịch, công nghệ sinh học, khai thác dầu khí phát triển mạnh.
+ Chính phủ Cu-ba vẫn duy trì giáo dục và y tế miễn phí, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hình 3. Học sinh Cu-ba được hưởng nền giáo dục ưu việt nhất
Câu hỏi:
@205612205908@
- Phong trào nhân dân Mỹ La-tinh:
+ Sau 1991, phong trào đấu tranh vì độc lập, công bằng xã hội tại nhiều nước Mỹ La-tinh phát triển mạnh.
+ Sự kiên định của Cu-ba là nguồn động viên lớn cho các lực lượng yêu nước và tiến bộ trong khu vực.
=> Những thành tựu ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cu-ba cho thấy chủ nghĩa xã hội vẫn có sức sống mạnh mẽ, phù hợp với điều kiện của từng quốc gia và xu thế phát triển chung của thời đại.
2. Thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc
a. Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách - mở cửa, mang lại nhiều kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực.
* Kinh tế:
+ GDP tăng từ 367,9 tỷ nhân dân tệ (1978) lên hơn 114.000 tỷ nhân dân tệ (2021).
+ Tốc độ tăng trưởng trung bình 9,5%/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới (2,9%).
+ Trung Quốc từ vị trí thứ 8 về GDP (trong thập niên 1980) đã vươn lên thứ 2 thế giới (từ năm 2010).
Hình 4. Thượng Hải - Trung tâm tài chính của Trung Quốc
Câu hỏi:
@205612236989@
* Khoa học - công nghệ:
+ Phóng tàu vũ trụ Thần Châu, trở thành quốc gia thứ 3 đưa người vào không gian.
+ Xây dựng hệ thống định vị Bắc Đẩu, mạng lưới đường sắt cao tốc, phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học,...
+ Hạ tầng kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu được đầu tư mạnh mẽ.
Hình 5. Mô-đun trở về Trái Đất của tàu vũ trụ Thần Châu 19 hạ cánh an toàn xuống bãi đáp Đông Phong
Câu hỏi:
@205612369191@
* Giáo dục - văn hóa:
+ Thực hiện cải cách giáo dục toàn diện, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao.
+ Ban hành kế hoạch cải cách và phát triển giáo dục 2010 - 2020, hướng tới trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo.
* Xã hội: Trung Quốc đạt nhiều tiến bộ trong: Xóa đói giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân.
=> Những thành tựu trong quá trình cai cách mở cửa chứng minh sự đúng đắn của còn đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.
b. Ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- Các chính sách mở của đã giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
+ Nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
+ Tình hình chính trị - xã hội ổn định.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện
+ Vị thế được nâng cao, tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây