Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Toàn bộ đoạn trích là lời của chàng trai. Hình ảnh cô gái chỉ hiện lên gián tiếp qua lời của anh, nghĩa là qua cảm nhận của chàng trai.
Câu 1: Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng:
- Chàng trai gọi người con gái là "người đẹp anh yêu" mặc cho cô gái đã có chồng, đã có con. Điều đó chứng tỏ tình yêu không suy chuyển của chàng trai dành cho cô gái. Tiễn người yêu mà anh không đành chia lìa, anh tha thiết:
"Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi."
- Anh cứ dùng dằng như muốn níu kéo thêm khoảng thời gian tiễn cô gái về bên nhà chồng:
"Xin hãy cho anh kề vóc mảnh
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi"
- Anh bồng, nựng con của cô gái với người chồng kia. Còn gọi âu yếm "con rồng, con phượng" như anh đang âu yếm chính con của mình. Rồi khi cảm xúc dồn nén, anh ước nguyện và nêu cao quyết tâm của hai người:
"Đôi ta yêu nhau đợi tới tháng năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi chim tăng ló hót gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già"
=> Lời thơ nghe ai oán, não nùng tưởng như những lời quyết tâm kia được thốt ra chan chứa cùng nước mắt và nỗi buồn đau khôn xiết.
Câu 2: Câu thơ miêu tả gián tiếp tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng là:
"Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
Chân bước xa, lòng càng đau, nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi
Tới rừng lá ngón ngóng trông."
Cô gái dường như cùng đang sống trong tâm trạng đau đớn, dằn vặt, chia lìa, khổ sở vì xa cách.
Câu 3:
Những câu thơ thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà người chồng của cô:
"Dậy đi em, dậy đi em ơi!
Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm!
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ!"
Anh chặt tre về đốt gióng đầu,
Chặt tre dày anh hun gióng giữa,
Lam ống thuốc này em uống khỏi đau
Tơ rối đôi ta cùng gỡ
Tơ vò ta vuốt lại quay guồng
Về với người ta thương thuở cũ."
Khi cô gái ở nhà chồng, bị chồng đánh đập, hành hạ. Chàng trai đã ở bên nâng đỡ chị dậy, phủi áo, chải tóc cho cô gái. Sau đó anh còn chặt che làm ống lam thuốc cho cô gái uống. Những hành động ân cần thể hiện sự quan tâm, bộc lộ niềm thương xót và tình yêu bất tử của chàng trai dành cho cô gái. Ngay cả khi cô đã lấy chồng và không thể đáp lại tình yêu của chàng trai.
Từ nỗi xót xa, chàng trai bật lên ý chí quyết tâm đưa cô gái về đoàn tụ với mình. Chính hình ảnh "gỡ rối tơ vò" đã chứng minh rất rõ quyết tâm nối lại mối tình dang dở tưởng như không thể tiếp tục này của chàng trai.
Câu 4:
* Những câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu) trong văn bản:
- Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông
- Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng
...
Chết thành hồn chung một mái song song.
- Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau yêu trọn kiếp đến già
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển
Người xiểm xui không ngoảnh không nghe.
* Việc nhắc đi nhắc lại những hình ảnh, cấu trúc ấy đã thể hiện mạnh mẽ cảm xúc của nhân vật và khẳng định tình yêu thủy chung không thể suy chuyển giữa chàng trai và cô gái, đồng thời thể hiện ước mơ được đoàn tụ với nhau của nhân vật trữ tình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây