Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. Bài văn thuyết minh có bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài)
2. Bố cục trên phù hợp với bài văn thuyết minh vì bố cục ấy giúp người đọc nhận biết được những tri thức cơ bản về đối tượng thuyết minh một cách khoa học, tường tận.
3. Phần mở bài và kết bài thường ngắn hơn thân bài, có tác dụng gợi mở và khẳng định lại giá trị của đối tượng. Nếu trình bày theo trình tự 3 phần này thì bài văn thuyết minh sẽ có kết cấu mạch lạc, rõ ràng, hấp dẫn người đọc.
4. Các trình tự sắp xếp ý: 3 trình tự đầu không phù hợp với văn thuyết minh.
- Trình tự thời gian (từ trước đến nay) thường phù hợp với văn tự sự hơn.
- Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.
- Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.
- Riêng trình tự chứng minh - phản bác rất cần để thuyết phục người đọc, người nghe về đối tượng.
II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Các bước để lập dàn ý văn bản thuyết minh:
1. Xác định đề bài.
2. Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu nội dung, đối tượng thuyết minh.
- Thân bài: Lần lượt nói về các đặc điểm của đối tượng thuyết minh bằng trình tự phù hợp (khái quát đến cụ thể, không gian - thời gian,...)
- Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đối tượng thuyết minh. Suy nghĩ, cảm xúc của người thuyết minh về đối tượng.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập dàn ý giới thiệu về một tác giả văn học.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả (tên tuổi, quê quán,...)
b. Thân bài:
* Cuộc đời và sự nghiệp văn học:
- Cuộc đời (Các chặng đường đời: tuổi thơ, thời niên thiếu, khi trưởng thành...)
- Sự nghiệp văn học (Các chặng đường sáng tác, thành tựu)
* Quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật:
- Tác giả ấy có quan điểm sáng tác như thế nào?
- Đặc điểm sáng tác nổi bật phân biệt tác giả ấy với tác giả khác.
- Những đặc sắc ấy được thể hiện như thế nào trong các sáng tác của tác giả ấy?
c. Kết bài:
- Khẳng định vị trí của tác giả ấy trong nền văn học.
- Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm văn chương của tác giả ấy.
Câu 2: Giới thiệu về một tấm gương học tốt.
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tấm gương học tốt (tấm gương ấy là ai? ở đâu? vì sao em lại biết?...)
b. Thân bài:
- Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, những điều kiện tạo ra tấm gương học tốt ấy.
- Quá trình phấn đấu trong học tập của tấm gương ấy.
- Những thành tích mà tấm gương ấy đạt được.
- Tính cách, hành động, câu chuyện về tấm gương ấy khiến em và bạn bè ngưỡng mộ, khâm phục.
c. Kết bài:
- Suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương học tốt ấy.
- Bài học rút ra cho bản thân và mọi người.
Câu 3: Giới thiệu một phong trào của trường hoặc của lớp mình.
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về phong trào học tập (Tên gọi, trong lĩnh vực nào, diễn ra ở đâu, thời gian, hoàn cảnh nào?...)
b. Thân bài:
- Phong trào ấy được phát động và hưởng ứng ra sao?
- Diễn biến của phong trào?
- Kết quả, thành tựu mà phong trào gặt hái được?
c. Kết bài: Ý nghĩa của phong trào.
Câu 4: Trình bài một quy trình sản xuất (các bước của một quá trình học tập).
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về quy trình sản xuất (các bước của một quá trình học tập)
b. Thân bài
- Mô tả các bước thực hiện, cách vận hành quy trình sản xuất (quá trình học tập)
- Kết quả, thành tựu, sản phẩm đạt được từ quá trình sản xuất (học tập), chất lượng ra sao?
c. Kết bài: Nhận xét, suy nghĩ, đánh giá của bản thân về quy trình sản xuất (các bước của quá trình học tập ấy).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây