Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội với việc đọc hiểu văn bản
- Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội:
- Ví dụ: Khi tìm hiểu văn bản Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn), cần đặt trong bối cảnh những năm đầu của thế kỉ XXI để hiểu được thách thức đối với nền giáo dục của nước ta. Thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên đang phải cố gắng nỗ lực rất nhiều, phải bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cần thiết để từng bước trở thành công dân toàn cầu, sống thực sự có ý nghĩa và hạnh phúc. Bối cảnh thực tiễn đó giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn tính thời sự và giá trị nội dung, tư tưởng của văn bản.
2. Câu đơn, câu ghép
- Lựa chọn câu đơn, câu ghép:
- Các kiểu câu ghép:
+ Khái niệm:
+ Câu ghép đẳng lập: Về nghĩa, giữa các vế câu này có thể có những quan hệ như sau:
++ Liệt kê: Ví dụ: “Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.” (Ngô Tất Tố).
++ Nối tiếp: Ví dụ: “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.” (Tô Hoài).
++ Đối ứng: Ví dụ: “Ông nói gà, bà nói vịt.” (Tục ngữ).
++ Lựa chọn: Ví dụ: “Mình đọc hay tôi đọc?” (Nam Cao).
++ ...
+ Câu ghép chính phụ: Về nghĩa, giữa các vế câu này có thể có những quan hệ như sau:
++ Nguyên nhân - Kết quả: Ví dụ: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” (Tô Hoài).
++ Điều kiện - Kết quả: Ví dụ: “Nếu anh cho phép thì ta cứ đọc.” (Nam Cao).
++ Nhượng bộ: Ví dụ: “Dù cuộc sống có nhiều vất vả, Lê cũng có một cái gia đình.” (Nguyễn Minh Châu).
++ Chú giải (quan hệ giữa vế câu được chú giải và vế câu chú giải): Ví dụ: “Hắn đờ hai con mắt khẽ rên: hắn chỉ còn đủ sức để rên khe khẽ.” (Nam Cao).
- Cách nối các vế câu trong câu ghép: Trong câu ghép, các vế câu có thể được nối trực tiếp với nhau, nối bằng kết từ (còn, rồi, và, hay,...), cặp kết từ (vì... nên..., sở dĩ... là vì...; nếu... thì..., giá... thì...; tuy... nhưng..., mặc dù... nhưng...; chẳng những / không chỉ... mà / mà còn...,...) hoặc các phó từ, cặp phó từ, cặp đại từ (lại, càng.. càng..., vừa... đã..., chưa... đã..., bao nhiêu... bấy nhiêu,...).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây