Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Tính khẳng định, phủ định trong văn nghị luận
- Văn nghị luận:
Ví dụ rõ nhất có thể thấy trong các văn bản nghị luận trung đại như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi),... hoặc các áng văn nghị luận hiện đại sau này của Hồ Chí Minh như Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,...
- Tính khẳng định và phủ định không chỉ có trong văn nghị luận xã hội mà trong cả văn nghị luận văn học.
Ví dụ, trong đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng hàng loạt từ và câu khẳng định, phủ định để làm rõ vai trò của văn học:
“Con người không phải lúc nào cũng làm chủ được bản thân mình. Vả chăng hiểu được bản thân mình không phải là dễ. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình. Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu chuẩn bị cho sự tự ý thức. Trái tim của con người có những lí riêng mà lí trí của khoa học khó nắm bắt.”.
(Triết lí văn hóa và triết luận văn chương, Hoàng Ngọc Hiến)
2. Lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận
- Lập luận là cách thức trình bày và triển khai luận điểm; cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; cách dùng những lí lẽ và dẫn chứng; cách sử dụng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,... để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với người viết.
- Trong lập luận, người viết thường sử dụng nhiều từ ngữ nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm.
Ví dụ:
3. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:
- Quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế bảo hộ bằng pháp luật nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây