Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khái lược lịch sử văn học Việt Nam (Văn học trung đại) SVIP
II. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII
* Về bối cảnh lịch sử:
* Về văn học:
- Văn học viết xuất hiện, bao gồm 2 thành phần:
+ Về nội dung:
- Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
- Từ thế kỉ XVI, chuyển sang cảm hứng phê phán hiện thực xã hội.
+ Về nghệ thuật:
- Về ngôn ngữ: ban đầu chỉ sử dụng chữ Hán; đến thế kỉ XIII, chữ Nôm được đưa vào trong các sáng tác.
- Về thể loại: ban đầu chủ yếu là các thể loại văn học tiếp thu từ Trung Quốc; từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, thể loại dân tộc hóa có những thành tựu nổi bật.
+ Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Đại cáo bình Ngô, Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),…
2. Văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
* Về bối cảnh lịch sử:
- Đất nước xảy ra nội chiến. Sự thành công của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã góp phần dẹp cả thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước; song không được bao lâu thì suy yếu, nhà Nguyễn lên thay.
- 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Chế độ phong kiến dần đi đến hồi kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới, bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
* Về văn học:
- Giai đoạn thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển, có nhiều thành tựu rực rỡ, đã trở thành điển phạm, khuôn mẫu cho đời sau.
+ Về nội dung: xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa:
+ Về nghệ thuật: sáng tác chữ Hán tiếp tục có những thành tựu lớn ở cả thơ và văn xuôi. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm.
- Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX:
+ Vẫn có nhiều thành tựu nổi bật trước khi văn học dân tộc chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
+ Về nội dung:
+ Về nghệ thuật:
- Về ngôn ngữ: chữ Quốc ngữ từng bước khẳng định vị thế trên văn đàn, nhưng những thành tựu chủ yếu vẫn thuộc về văn chương chữ Hán và chữ Nôm.
- Về thể loại: cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hoá và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn. Một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ theo lối văn xuôi du nhập từ phương Tây cho thấy sự chuyển biến của văn học dân tộc từ thời kì trung đại sang thời kì hiện đại.
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn), Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây