Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khái lược lịch sử văn học Việt Nam (Văn học dân gian) SVIP
I. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Khái niệm
2. Đặc trưng
- Văn học dân gian có ba đặc trưng lớn:
3. Hệ thống thể loại
Các thể loại thuộc văn học dân gian có thể được xếp vào những loại hình tự sự, trữ tình, kịch một cách tương đối như sau:
* Loại hình tự sự dân gian:
- Thần thoại: thể loại văn xuôi, kể về các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, qua đó phản ánh nhận thức, cách hình dung của thời cổ đại về nguồn gốc thế giới, đời sống con người, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa.
- Sử thi: thể loại văn vần hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể lại những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng. Một số tác phẩm sử thi tiêu biểu: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước, Xinh Nhã,...
- Truyền thuyết: thể loại văn xuôi kể lại những sự kiện, nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), thường dùng yếu tố tưởng tượng để huyền thoại hoá, lí tưởng hoá sự kiện, nhân vật được kể, phản ánh ý thức về lịch sử của nhân dân: ngưỡng mộ, tôn vinh những người có công đối với đất nước, dân tộc, cộng đồng, đôi khi phê phán những mặt hạn chế của nhân vật lịch sử. Một số tác phẩm tiêu biểu: Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Sự tích Hồ Ba Bể, Chử Đồng Tử và Tiên Dung,...
- Cổ tích: thể loại văn xuôi có cốt truyện và hình tượng được hư cấu, kể về những nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người em út, người dũng sĩ, người thông minh tài trí, chàng ngốc,..., qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơ về hạnh phúc, công lí của nhân dân.
- Truyện thơ: thể loại tự sự bằng thơ, kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội. Một số tác phẩm tiêu biểu: Hoa tiên, Tiễn dặn người yêu, Vượt biển,...
- Truyện ngụ ngôn: thể loại văn xuôi hoặc văn vần, ngắn gọn, hàm súc, thường mượn truyện loài vật để đưa ra bài học, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Một số tác phẩm tiêu biểu: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường, Treo biển, Chuyện bó đũa, Cháy nhà hàng xóm,...
- Truyện cười: thể loại văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm làm bật lên tiếng cười giải trí hoặc phê phán. Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Vè: loại hình kể chuyện bằng văn vần, sử dụng nhiều hình thức khác nhau: câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối. Có vè đồng dao, là những bài hát của trẻ em. Có vè thế sự, về người thật việc thật, phản ánh, bình luận những câu chuyện thời sự địa phương, những chuyện đồi phong bại tục, những chuyện áp bức bóc lột của cường hào địa chủ và đời sống khổ cực của dân nghèo trong làng xóm. Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội. Một số tác phẩm tiêu biểu: Vè thách cưới, Vè chim chóc, Vè trái cây, Vè nói ngược, Vè Quản Hớn,...
* Loại hình trữ tình dân gian:
Ca dao, dân ca là những thể loại trữ tình dân gian được sáng tác bằng văn vần, nhằm diễn tả đời sống nội tâm của con người.
* Loại hình sân khấu dân gian:
Chèo, tuồng đồ, trò diễn có tích truyện là các tác phẩm sân khấu dân gian, có sự kết hợp giữa kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, giữa trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức hoặc phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
Ngoài ra, trong văn học dân gian còn có các thể loại khác như tục ngữ, câu đố,...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây