Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận (Nghị luận văn học) (Phần 1) SVIP
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
(Phần 1)
I. Yêu cầu về hình thức của đoạn văn
– Dung lượng: 200 chữ (khoảng 2/3 trang giấy thi).
– Không triển khai như một bài văn thu nhỏ, không ngẫu nhiên xuống dòng và lùi đầu dòng.
– Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, liên kết,...
II. Các bước viết đoạn văn
– Bước 1: Phân tích đề.
Người viết cần đọc kĩ đề và phát hiện:
+ Vấn đề nghị luận.
+ Phạm vi dẫn chứng.
+ Kiểu đoạn văn (nếu có).
+ Yêu cầu tiếng Việt đi kèm (nếu có).
– Bước 2: Lập ý.
+ Huy động kiến thức nền về vấn đề nghị luận.
+ Bám sát yêu cầu đề bài, gạch ra các ý chính trong thân đoạn (có thể đặt những câu hỏi "Là gì?", "Như thế nào?", "Thể hiện qua đâu?" để tìm ra ý chính).
– Bước 3: Viết đoạn văn.
III. Các dạng đề viết đoạn văn nghị luận về thơ
– Cảm nhận/ phân tích thơ.
– Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
– Phân tích ngắn gọn chủ đề đoạn thơ.
– Cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ.
IV. Dàn ý của một số dạng đề cơ bản (đoạn văn nghị luận về thơ)
1. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận/ phân tích đoạn thơ.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu vấn đề nghị luận – nội dung của đoạn thơ và cảm xúc, ấn tượng ban đầu về đoạn thơ.
* Thân đoạn:
– Phân tích đặc sắc về nội dung.
– Khái quát về những giá trị nghệ thuật.
– Liên hệ, mở rộng với những tác phẩm cùng đề tài.
* Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của người viết.
2. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tên tác phẩm.
– Đưa ra nhận định chung về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình.
* Thân đoạn:
– Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình:
+ Xác định nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
+ Biểu đạt ý tưởng về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình (chia luận điểm phù hợp; trích dẫn những câu thơ, hình ảnh thơ tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình rồi đi vào làm rõ ý nghĩa của những hình ảnh đó).
– Khái quát về nghệ thuật.
– Liên hệ, mở rộng (nếu có).
* Kết đoạn:
– Đánh giá chung, khái quát, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình được thể hiện qua đoạn thơ.
– Nêu cảm xúc riêng của người viết.
3. Dàn ý viết đoạn văn phân tích ngắn gọn chủ đề đoạn thơ.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tên tác phẩm.
– Nêu vấn đề nghị luận – chủ đề chính của đoạn thơ.
* Thân đoạn:
– Phân tích các yếu tố thể hiện chủ đề:
+ Ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
+ Những hình ảnh nổi bật.
+ Các chi tiết đặc sắc.
+ Biện pháp tu từ.
+ …
--> Rút ra giá trị và ý nghĩa của chủ đề đoạn thơ.
– Tổng kết nghệ thuật.
– Liên hệ, mở rộng với những đoạn thơ/ bài thơ có cùng chủ đề (nếu có).
* Kết đoạn:
– Khái quát, khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của chủ đề đoạn thơ.
– Nêu cảm xúc riêng của người viết.
4. Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ.
* Mở đoạn:
– Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tên tác phẩm.
– Nhận định chung về bức tranh thiên nhiên/ cuộc sống được miêu tả trong đoạn thơ.
* Thân đoạn:
– Đối với dạng đề cảm nhận bức tranh thiên nhiên:
+ Cảnh vật: Những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong đoạn thơ.
+ Màu sắc nổi bật tạo nên bức tranh thiên nhiên.
+ Âm thanh được tác giả nhắc đến là gì? Tác dụng của âm thanh đó.
+ Không gian trong bức tranh như thế nào?
+ Thời gian tác giả cảm nhận về bức tranh thiên nhiên?
+ Bức tranh thiên nhiên gợi lên những cảm xúc gì?
– Đối với dạng đề cảm nhận cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ:
+ Con người: Nhân vật trữ tình xuất như thế nào?
+ Thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên ra sao?
+ Con người có mối quan hệ như thế nào với thiên nhiên?
+ Thông qua đoạn thơ quan niệm về cuộc sống mà tác giả gửi gắm là gì?
– Tổng kết nghệ thuật.
– Liên hệ, mở rộng (nếu có).
* Kết đoạn:
– Khẳng định lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên/ cuộc sống.
– Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây