Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận văn học SVIP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. Yêu cầu chung
1. Về hình thức
– Đảm bảo cấu trúc của một bài văn có mở bài, thân bài, kết bài.
– Đảm bảo dung lượng.
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
– Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
– Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.
2. Về nội dung
– Xác định đúng vấn đề nghị luận.
– Thể hiện được quan điểm, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
– Triển khai được hệ thống các luận điểm để làm sáng tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.
II. Quy trình viết
III. Dàn ý chung
1. Mở bài:
– Giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm.
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
a. Khái quát ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
– Tác giả: Giới thiệu vị trí, phong cách của tác giả.
– Tác phẩm: Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính.
– Đoạn trích: Nêu vị trí, nội dung.
b. Phân tích – bình luận vấn đề
– Nêu luận điểm 1 kết hợp các lí lẽ, dẫn chứng.
– Nêu luận điểm 2 kết hợp các lí lẽ, dẫn chứng.
– Nêu luận điểm 3 kết hợp các lí lẽ, dẫn chứng.
c. Nhận xét – đánh giá.
– Đánh giá nội dung.
– Đánh giá nghệ thuật.
* Lưu ý:
– Giữa các luận điểm cần có thao tác chuyển ý để đảm bảo tính liên kết.
– Hệ thống dẫn chứng cần trích dẫn chính xác, tiêu biểu, phù hợp.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề.
– Nêu cảm nhận/ đánh giá chung.
IV. Một số dạng đề thường gặp
1. Văn bản thơ
– Phân tích/ cảm nhận một văn bản thơ.
– Phân tích/ đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của một văn bản thơ.
– Phân tích/ đánh giá hình ảnh và cấu tứ của một văn bản thơ.
– So sánh hai văn bản thơ.
2. Văn bản truyện
– Phân tích/ cảm nhận một văn bản truyện.
– Phân tích/ đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
– Phân tích/ đánh giá nhân vật trong tác phẩm truyện.
– So sánh hai đoạn trích của truyện.
2. Văn bản kịch
– Phân tích/ đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
– Phân tích/ đánh giá về một nhân vật trong vở kịch/ trích đoạn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây