Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Đọc: Nghệ thuật băm thịt gà (Phần 1) SVIP
NGHỆ THUẬT BĂM THỊT GÀ
Ngô Tất Tố
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Ngô Tất Tố
- Sinh năm 1893, mất năm 1954.
- Quê ở làng Lộc Hà, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Là một nhà Nho thông cổ học, dịch giả và nhà nghiên cứu về tư tưởng triết học, văn học cổ, đồng thời là nhà báo, nhà văn có lối viết mới mẻ và sức viết dồi dào.
- Được đánh giá là một trong những nhà văn hàng đầu của dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với những tác phẩm viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
- Các tác phẩm chính: Tiểu thuyết Tắt đèn (đăng báo năm 1936, in sách năm 1939), Lều chõng (đăng báo năm 1940, in sách năm 1941),...
- Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản trích từ tác phẩm Việc làng - thiên phóng sự tái hiện toàn diện và rõ nét về đời sống nông thôn Việt Nam đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh chính quyền thực dân phong kiến lợi dụng những tập tục lạc hậu ở thôn quê để nhằm ghi lại, phân tích và phơi bày những hủ tục nhiêu khê, quái gở đang duy trì ở nông thôn và hậu quả nghiêm trọng của nó. Những hủ tục ấy đã đẩy người dân quê vào cảnh cùng quẫn và tạo cơ hội cho bọn cường hào, địa chủ nhũng nhiễu dân lành.
- Vị trí: Văn bản thuộc chương IV của phóng sự Việc làng.
- Nội dung: Tái hiện một cách khách quan và sinh động cảnh "chứa hàng xóm" ở thôn quê, trong đó nổi bật là việc nhân vật mõ làng băm thịt gà.
- Nhan đề: Nghệ thuật băm thịt gà.
+ Giúp làm nổi bật chủ đề của truyện và thái độ của tác giả.
+ Tạo ra sự hài hước, gây sự chú ý, tò mò với người đọc.
II. Khám phá văn bản
1. Các sự việc chính
- Các sự việc được thuật lại theo trình tự thời gian.
2. Hiện thực trong văn bản
a. Hiện thực được phơi bày
- Đoạn 1, đoạn 2: Giới thiệu về hoàn cảnh, tình huống dẫn đến việc băm thịt gà, cho người đọc thấy được lệ làng ở nơi đây.
- Đoạn 3: Tập trung miêu tả nghệ thuật băm thịt gà của anh Mới: Người ghi chép lại sự việc lần lượt tường thuật các bước thực hiện công việc của anh Mới.
+ Phần chuẩn bị dụng cụ, bát đĩa, mâm, dao, thớt đều được tính toán. Anh Mới chia mâm xôi rồi thử dao, đổi thớt, liếc dao. Công việc chuẩn bị rất cẩn thận và kì công.
+ Thực hiện công việc: Người quan sát miêu tả tỉ mỉ từng hành động, và cách băm thịt gà.
=> Nhà văn miêu tả rất tỉ mỉ để thể hiện sự thuần thục của anh mõ làng. Kết quả thật đáng bất ngờ khi năm miếng đầu "miếng nào cũng dính một tí mỏ", bốn miếng phao câu "miếng nào cũng có đầu bầu, đầu nhọn", các miếng không hơn kém nhau chút nào.
- Phần kết của phóng sự là lời nhận xét của Lăng Vân và tác giả về tài của anh Mới. Tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện được thái độ của tác giả, đó là thái độ châm biếm, phê phán một cách kín đáo cái lệ làng này.
=> Đúng với đặc trưng của phóng sự, Nghệ thuật băm thịt gà đã tái hiện lại một cách chân thực về tục lệ oái oăm trong đời sống nông thôn xưa.
b. Cách quan sát, ghi chép hiện thực của tác giả
- Tác giả quan sát và ghi chép tại chỗ, chi tiết, chân thực toàn bộ câu chuyện về một cảnh “chứa hàng xóm”, có bối cảnh, tình huống, diễn biến có lúc thì “chùng chình, chờ đợi”, có lúc cao trào.
+ Mở đầu: Tác giả dẫn vào thiên phóng sự bằng cách tái hiện lại cảnh gặp gỡ giữa mình và Lăng Vân - một người bạn cũ lâu ngày không gặp. => Thời gian, địa điểm, sự kiện, con người vô cùng chân thực, đúng với đặc điểm của phóng sự.
+ Nghệ thuật trần thuật: Miêu tả một cách chi tiết, cụ thể từng bước trong công việc chặt gà của anh Mới. Đặc biệt, tác giả không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào trong chuỗi hành động băm thịt của anh Mới.
+ Sử dụng đan xen các biện pháp tu từ.
+ Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
Ví dụ: Tác giả miêu tả chi tiết những động tác khi chặt thịt gà của anh Mới bằng cách từ ngữ giàu hình ảnh giúp người đọc hình dung rõ hơn về cách chặt thịt gà và tài năng của anh Mới: Hắn lách lưỡi dao vào sườn con gà, cắt riêng hai cái tỏi gà bỏ ra góc mâm. Rồi, lật ngửa con gà lên thớt, hắn ướm dao vào giữa xương sống và giơ dao chém luôn hai nhát theo chiều dài cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh. Mỗi mảnh đều có một nửa xương sống.
+ Sử dụng các từ ngữ, câu văn giàu cảm xúc.
Ví dụ: Tác giả bày tỏ rõ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục xen lẫn châm biếm trước hoạt động băm thịt gà trong đoạn văn: Trông những miếng thịt của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao! Không dập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà thổi, có thể bay được mười thước.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây