Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Bước vào đời (Phần 2) SVIP
Bước vào đời
Đào Duy Anh
II. Khám phá văn bản
2. Thủ pháp nghệ thuật
- Ngôi kể:
- Điểm nhìn:
+ Xuất phát từ điểm nhìn cá nhân: Khi nói về sự lựa chọn của cá nhân, bày tỏ những tình cảm, cảm xúc, tình yêu nước sâu sắc và khát vọng dấn thân của bản thân.
+ Kết hợp với điểm nhìn thời đại: Đề cập đến sự lựa chọn của tầng lớp thanh niên trí thức lúc bấy giờ, với sức ảnh hưởng từ những nhà yêu nước, cách mạng.
=> Tác giả đã sử dụng kết hợp linh hoạt điểm nhìn làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
- Yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm:
+ Miêu tả khung cảnh sinh hoạt tại trụ sở Hội Quảng tri ở phần đầu văn bản.
Ví dụ: "Ở đây thành phần trí thức chỉ vẻn vẹn mấy chục người công chức của bốn năm cơ quan lệ thuộc chính phủ thực dân và chưa đến mười người quan lại của hai dinh Bố chính, Án sát lệ thuộc vào triều đình Việt Nam. Ngoài thì giờ làm việc ở công sở, ngày nghỉ và ban tối, người ta thường rủ nhau tụm năm tụm bảy mà đánh bạc, chỉ lác đác có mấy người qua lại trụ sở Hội Quảng tri để uể oải giở xem vài tờ báo hằng ngày cho đỡ buồn, hay ngày nghỉ và buổi chiều tụ tập ở quanh sân quần vợt do Hội Quảng tri mới xây được để trao đổi chuyện phiếm hằng ngày mà chờ phiên mình chơi."
+ Miêu tả cụ Phan Bội Châu trong cuộc đón tiếp thân mật tại hội quán.
Ví dụ: Miêu tả khung cảnh công chức và nhân dân "ngồi chật cả phòng hội quán"; "cụ Phan mặc áo dài Trung Quốc, bộ áo cụ vẫn mặc trong thời hoạt động ở nước ngoài. Người cụ cao lớn vượt lên trên cử tọa, cái trán cao, cái đầu hói, cái mặt chữ điền với lông mày rậm và chòm râu đen, khiến thấy rõ phong thái của một bậc vừa hiền giả vừa chí sĩ, mà hai mắt sáng quắc ở sau cặp kính trắng gọng đen có vẻ rất dịu hiền nhìn mọi người một cách rất trìu mến, cho thấy được cả tấm lòng thương nhớ của nhà ái quốc đã xa cách đồng bào mấy chục năm nay."
+ Yếu tố biểu cảm:
Ngoài ra, tác giả cũng bày tỏ trực tiếp tình cảm dành cho cụ Phan Châu Trinh, đặc biệt qua đoạn cuối, khi lắng nghe bài văn tế "thúc giục lòng tôi muốn đi xa".
=> Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả trong trích đoạn hồi kí trên:
+ Tạo ấn tượng về các sự việc, nhân vật.
+ Tạo chất văn cho những hồi ức được kể lại.
+ Đem đến cảm xúc và sức hấp dẫn cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.
- Ngôn ngữ:
+ Lời văn của tác giả giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nội dung và mục đích của thể loại hồi ký.
3. Ý nghĩa và bài học từ văn bản
- Ý nghĩa
+ Ngoài ra, văn bản còn mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc: Cung cấp cho người đọc những thông tin quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Phan Bội Châu, một nhân vật lịch sử quan trọng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đồng thời cho người đọc một góc nhìn về bối cảnh lịch sử những năm 20 của thế kỉ XX.
- Bài học: Từ đó văn bản gợi ra cho người đọc, nhất là những người trẻ tuổi về việc lựa chọn hướng đi của cá nhân trước ngưỡng cửa cuộc đời. Không chỉ là nghề nghiệm, công việc mà còn là một lí tưởng, một hướng đi đúng đắn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Đoạn trích "Bước vào đời" kể về sự kiện tác giả gặp gỡ cụ Phan Bội Châu lần đầu tiên vào một buổi trưa cuối năm tại Đồng Hới. Đây là một sự kiện quan trọng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn tác giả và có ảnh hưởng lớn đến khuynh hướng tư tưởng của ông sau này. Qua đó trong văn bản, ta thấy được bối cảnh chính trị, xã hội của thời kì trước cách mạng.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ khoa học, logic, gần gũi.
- Sử dụng kết hợp linh hoạt điểm nhìn.
- Ngôi kể thứ nhất tạo sự chân thực.
- Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản hồi kí.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây