Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đêm trăng và cây sồi SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lép Tôn-xtôi sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828, mất ngày 20 tháng 11 năm 1910.
- Ông là một tiểu thuyết gia, triết gia, nhà cải cách giáo dục, nhà tư tưởng đạo đức người Nga, và là một thành viên có ảnh hưởng lớn của gia đình Tôn-xtôi.
- Ông xuất thân trong một dòng họ quý tộc nổi tiếng từ xưa tại Nga. Song ông luôn là một nhà quý tộc có ý thức về vấn đề giai cấp.
- Tôn-xtôi được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các tiểu thuyết gia, ông đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina - hai tác phẩm đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Văn bản được trích từ tác phẩm Chiến tranh và hòa bình.
- Cốt truyện:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki
a. Tình huống gặp gỡ nhân vật Na-ta-sa
- An-đrây gặp gỡ Na-ta-sa trong tình huống:
Cụ thể: Trên đường vào khu vườn của gia đình, An-đrây nghe thấy một giọng con gái vui vẻ và thấy một tốp thiếu nữ chạy về phía lối xe đi. Na-ta-sa chính là cô gái chạy tới gần xe ngựa của An-đrây nhất nhưng cô không quan tâm đến sự hiện diện của An-đrây.
- Vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa được tác giả miêu tả với những vẻ đẹp sau:
+ Vẻ đẹp ngoại hình là cô thiếu nữ mắt đen, tóc đen, vóc người mảnh dẻ lạ lùng.
+ Vẻ đẹp nội tâm là cô gái hồn nhiên, tươi trẻ, cuốn hút, tràn đầy sức sống.
b. Diễn biến tâm trạng của An-đrây
- Ban đầu, An-đrây có tâm trạng không vui, bực tức khi phải tiếp xúc với bá tước Rô-xtốp, phải trò chuyện với các vị khách; bực tức vì phải ở lại nhà Rô-xtốp và mất ngủ vì căn phòng nóng nực. Tâm trạng này cho thấy An-đrây không có niềm vui với công việc và cuộc sống hiện tại.
- Sau đó là tâm trạng băn khoăn, trăn trở khi bắt gặp và quan sát cô gái Na-ta-sa: Trong lúc An-đrây đi vào vườn nhà Rô-xtốp, anh chạm mặt với cô gái Na-ta-sa, một thiếu nữ tươi tắn và vui vẻ. An-đrây bị cuốn hút bởi vẻ hồn nhiên và niềm vui sướng của Na-ta-sa. Khi hòa mình vào vẻ đẹp của đêm trăng và tình cờ nghe được nội dung cuộc trò chuyện của hai thiếu nữ, An-đrây bùng nổ một loạt suy nghĩ và cảm xúc phức tạp, rối ren cùng niềm hi vọng trẻ trung trong tâm hồn. Có thể thấy, việc bắt gặp cô gái Na-ta-sa đã làm thay đổi tâm trạng của An-đrây, anh khao khát và mong muốn tìm kiếm một ý nghĩa mới trong cuộc sống.
- Rồi đến tâm trạng vui vẻ, yêu đời khi gặp lại cây sồi già: Trên đường về nhà, An-đrây gặp lại cây sồi già từng gợi cho anh ấn tượng buồn chán, bi quan trong quá khứ. An-đrây nhận ra rằng cây sồi đã thay đổi, trở nên tràn đầy sức sống với đám lá non xanh tươi mọc từ vỏ cứng già. Sự thay đổi của cây sồi tượng trưng cho sự vận động và phát triển. An-đrây nhận ra rằng cuộc sống của mình cũng có thể đổi mới, anh bắt đầu suy nghĩ, tìm kiếm một lẽ sống mới.
=> Nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi: Tâm lí nhân vật An-đrây được miêu tả trong quá trình chuyển biến, vận động và phát triển. Ban đầu, An-đrây trải qua tâm trạng không vui và bực bội, nhưng khi bắt gặp cô gái Na-ta-sa, nghe được cuộc trò chuyện của cô gái và chứng kiến sự thay đổi của cây sồi già, tâm trạng của anh chuyển biến sang vui vẻ và hi vọng. Điều này phản ánh quy luật khách quan của tâm hồn con người là luôn vận động và phát triển trong mối liên hệ đa dạng và phức tạp với cuộc sống xung quanh. Qua đây, có thể thấy nhà văn Lép Tôn-xtôi có cách miêu tả tâm lí con người rất phù hợp với các quy luật khách quan.
c. Lẽ sống mới của An-đrây
2. Hình tượng cây sồi
- An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già gợi nhắc những kỉ niệm và ấn tượng trong quá khứ của anh. Cây sồi này đã từng như một người bạn, đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm buồn chán, bi quan về cuộc sống của An-đrây. Vì thế, trên đường trở lại nhà, anh muốn tìm lại cây sồi già để xem nó đã thay đổi như thế nào.
- Những chi tiết cho thấy cây sồi già đã có sự thay đổi đột biến: Trước đây, cây sồi cằn cỗi, thân cành co quắp, sứt sẹo. Nhưng nay, cây sồi đã mọc những đám lá non xanh tươi từ lớp vỏ cứng già sần sùi. Cây đã toả rộng một vòm lá xanh tốt thẫm màu, đung đưa trong ánh nắng chiều. Những vết sứt sẹo và vẻ buồn rầu đã biến mất, cây sồi đã trở nên tươi mới và sống động hơn.
=> Cây sồi trong đoạn trích có thể tượng trưng cho sự hồi sinh trong tâm hồn của An-đrây. Nó tượng trưng cho sự trở lại của niềm hi vọng, sự phục hồi sức trẻ, thôi thúc khát vọng tạo ra một cuộc sống mới. Cây sồi là biểu tượng cho sự sống và sự đổi thay tích cực, gợi lên trong anh những ý nghĩ tích cực về tương lai.
3. Không gian
- Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê có đặc điểm đặc biệt như sau:
+ Đêm đó trăng tròn, rất sáng, bầu trời trong mát và yên tĩnh, lác đác có mấy vì sao và sương đêm. Khi công tước An-đrây mở cửa sổ, ánh trăng lùa vào phòng. Cây cối trong vườn được ánh trăng chiếu sáng, lấp lánh, óng ánh như bạc tạo nên một cảnh quan huyền diệu đặc biệt.
+ Trong đêm trăng, An-đrây tình cờ lắng nghe được cuộc trò chuyện giữa hai thiếu nữ. Người thiếu nữ thể hiện sự phấn khích, hứng khởi trước cảnh đêm trăng tuyệt đẹp. Tâm trạng của họ được thể hiện qua các từ ngữ như tuyệt quá, đẹp quá cùng lời nhận xét: chưa bao giờ có một đêm huyền diệu như thế này. Điều này cho thấy người thiếu nữ cảm thấy hạnh phúc, thăng hoa, muốn được chia sẻ niềm vui trước khoảnh khắc huyền diệu của thiên nhiên.
- Ý nghĩa của đêm trăng đối với nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki:
+ Cuộc trò chuyện giữa hai thiếu nữ cho thấy bức tranh tâm trạng và cảm xúc mới lạ, hoàn toàn trái ngược với tâm trạng trằn trọc, bực bội trước đó của An-đrây.
+ Đêm trăng và cuộc trò chuyện của hai thiếu nữ làm bùng nổ một loạt suy nghĩ và cảm xúc, kích thích niềm hi vọng tươi trẻ trong tâm hồn nhân vật An-đrây. Nó cũng cho thấy những biến chuyển phức tạp, rối ren trong tâm trạng của An-đrây.
4. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đối thoại
Trong đoạn trích, nhà văn Lép Tôn-xtôi thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại để tạo nên một bức tranh sống động về bối cảnh và tâm trạng của nhân vật. Cụ thể:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Lép Tôn-xtôi có cách miêu tả chi tiết và tinh tế, tái hiện cảnh vật thiên nhiên sống động và chân thực. Qua ngôn từ, tác giả miêu tả màu sắc, ánh sáng, âm thanh và sự lặng lẽ của đêm trăng, khu vườn ở Ô-trát-nôi-ê, cây sồi già đâm chồi nảy lộc bên vệ đường,... khiến độc giả có thể hình dung một cách rõ ràng cảnh vật như đang ở trước mắt.
- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại: Lép Tôn-xtôi cũng sử dụng ngôn ngữ độc thoại để thể hiện dòng suy nghĩ và sự vận động, biến chuyển trong tình cảm của An-đrây, cho phép độc giả tiếp cận trực tiếp với những ý nghĩ và tình cảm của nhân vật. Những ý nghĩ và tình cảm của An-đrây được truyền tải thông qua lời độc thoại mang lại cảm giác về tính sâu sắc và sự chân thành trong tính cách nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ đối thoại: Trong đoạn trích, nhà văn sử dụng lời đối thoại để phản ánh tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Na-ta-sa. Qua tiếng cười, các câu đối thoại ngắn, người đọc có cái nhìn sâu hơn về tâm trạng vui tươi và suy nghĩ bay bổng của Na-ta-sa. Lời đối thoại giúp xây dựng và phát triển tính cách nhạy cảm, hồn nhiên, bộc trực của nhân vật Na-ta-sa, tạo ra sự tương tác thú vị giữa nhân vật với cảnh quan xung quanh.
=> Như vậy, Lép Tôn-xtôi đã sử dụng một cách tinh tế nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại để tái hiện một cách sống động không gian và tâm trạng của nhân vật. Sự kết hợp này góp phần tạo nên một bối cảnh rõ ràng, chân thật, đồng thời đưa độc giả đến gần hơn với cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc, chân thành của nhân vật chính.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Cách miêu tả thiên nhiên sinh động, chi tiết.
- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm và đối thoại.
- Cách xây dựng nội tâm nhân vật.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây