Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đề số 5 (Tự luận) SVIP
Đọc văn bản sau:
Mắng học trò dốt II
Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền
Cũng đòi học nói, nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập mười bốn, NXB Khoa học xã hội, 2000)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Đối tượng trào phúng trong bài thơ là ai?
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thủ pháp trào phúng nào?
Câu 3. Nhận xét về sắc thái nghĩa của cụm từ “phường lòi tói” trong bài thơ trên.
Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì? Nêu căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.
Câu 5. Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.
Câu 6. Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày một thông điệp mà em rút ra được sau khi đọc tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (0,5 điểm) Đối tượng trào phúng: Những học trò dốt.
Câu 2 (0,5 điểm) Thủ pháp trào phúng: Giễu nhại (qua các từ ngữ như: dắt díu, đòi, phường lòi tói).
Câu 3 (1,0 điểm) Sắc thái nghĩa của cụm từ “phường lòi tói” trong bài thơ:
– Nghĩa của từ “phường”: Nhóm người có một đặc điểm chung, thường tỏ ý khinh miệt.
– Nghĩa của từ “lòi tói”: Quá dốt và để lộ rõ vẻ dốt nát.
– Sự kết hợp từ ngữ này tạo nên giọng điệu chê bai, mỉa mai, khinh rẻ bọn học trò dốt. Một cách nói nhấn mạnh vào lũ học trò lộ rõ vẻ dốt nát, nhìn vào là nhận ra ngay, không thể che đậy, giấu giếm.
Câu 4 (1,0 điểm)
– Chủ đề của bài thơ: Phê phán những kẻ đã dốt lại còn hay khoe chữ.
– Một số căn cứ để xác định chủ đề:
+ Nhan đề
+ Nội dung của văn bản
+ Một số từ ngữ: dắt díu, đòi, phường lòi tói,…
+ …
(Học sinh nêu được tối thiểu 02 căn cứ)
Câu 5 (1,0 điểm)
– Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ: Khinh bỉ và có phần tức giận vì thấy sự dốt nát và ngạo mạn của những kẻ mang danh học trò.
– Bằng chứng để làm rõ ý kiến:
+ Giọng điệu của tác giả được thể hiện qua một số từ ngữ: dắt díu, đòi, phường lòi tói,…
+ Nội dung của bài thơ.
+ …
Câu 6 (2,0 điểm)
– Hình thức:
+ Mô hình đoạn văn phù hợp, đảm bảo không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
+ Dung lượng: Ngắn gọn, từ 5 đến 7 dòng.
– Nội dung: Học sinh cần trình bày một thông điệp được rút ra sau khi đọc bài thơ.
– Gợi ý:
+ Sống khiêm tốn, biết lắng nghe, không ngừng học hỏi.
+ Cố gắng học thực, nhận lấy kiến thức để mở mang đầu óc, nuôi dưỡng tâm hồn, không “cưỡi ngựa xem hoa” trong việc học.
+ …
(4,0 điểm) Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) kể về một chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và ấn tượng sâu sắc.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn kể lại một chuyến đi.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể về một chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và ấn tượng sâu sắc.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
– Mở bài:
+ Giới thiệu về chuyến đi.
+ Nêu ấn tượng ban đầu về chuyến đi.
– Thân bài:
+ Nêu những thông tin cơ bản về chuyến đi.
+ Thuật lại chuyến đi (thời gian, địa điểm, sự kiện, cảm xúc,…); kết hợp kể và miêu tả.
+ Nêu ấn tượng đặc biệt của người viết khi tham gia chuyến đi.
– Kết bài:
+ Khẳng định tình cảm hay suy nghĩ sâu sắc của bản thân qua chuyến đi.
+ Nêu giá trị hay bài học từ chuyến đi.
d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.
e. Sáng tạo: Diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, sinh động.