Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 5 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Vật nào sau đây sẽ bị nam châm hút?
Vì sao Trái Đất là một nam châm khổng lồ?
Dụng cụ nào sau đây được sử dụng để nhận biết sự tồn tại của từ trường?
Đường sức từ của nam châm không có đặc điểm nào sau đây?
Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng được dự trữ dưới dạng nào sau đây?
Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ quá trình
Khi một người dùng tay nâng quả tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
Đặc điểm nào sau đây giúp lá thu nhận được nhiều ánh sáng?
Khi làm thí nghiệm về quang hợp, người ta đặt cành rong đuôi chó trong bình thủy tinh có nước, thay đổi khoảng cách từ đèn đến cành rong từ xa đến gần và lần lượt đếm số bọt khí xuất hiện trong bình rồi so sánh. Thí nghiệm này cho thấy ảnh hưởng của yếu tố nào đến quang hợp ở thực vật?
Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong bào quan nào sau đây?
Cơ sở của việc phơi khô hoặc sấy khô hạt lúa, hạt đỗ và hạt lạc là gì?
Khi kiểm tra hai loài vi khuẩn khác nhau, các nhà khoa học nhận thấy loài X luôn tạo ra carbon dioxide và nước trong quá trình hô hấp tế bào, còn loài Y luôn tạo ra alcohol ethylic và carbon dioxide. Kết luận nào sau đây có thể được đưa ra từ những quan sát này?
Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?
Tế bào khí khổng có đặc điểm nào sau đây giúp chúng có thể đóng, mở để thực hiện chức năng?
Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra tại
Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên?
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình trao đổi nước ở động vật?
Khoảng 600 năm trước Công nguyên, người vùng Magnesia (Hy Lạp) đã phát hiện ra loại đá có khả năng hút các vật bằng sắt. Sau này, loại đá đó được đặt tên là nam châm.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại. |
|
b) Nam châm nào cũng có hai cực là Bắc và Nam. |
|
c) Khi đặt hai nam châm gần nhau thì chúng hút nhau. |
|
d) Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm. |
|
Để chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp, người ta đã tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Đặt chậu khoai lang trong bóng tối 2 ngày.
Bước 2: Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt của một chiếc lá, đem chậu cây để ra chỗ nắng hoặc để dưới ánh sáng đèn điện từ 4 giờ đến 6 giờ.
Bước 3: Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen.
Bước 4: Đun lá trong cồn 90o đến khi sôi.
Bước 5: Rửa sạch lá trong cốc nước ấm.
Bước 6: Nhúng lá vào dung dịch iodine đựng trong đĩa Petri và quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Mục đích của việc sử dụng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt là để diệp lục ở phần lá bị bịt kín không nhận được ánh sáng. |
|
b) Việc cho chiếc lá đã bỏ băng giấy đen vào cốc có cồn 90o rồi đun sôi có tác dụng phá hủy cấu trúc và tính chất của diệp lục. |
|
c) Tinh bột được tạo thành ở phần lá bị bịt kín bởi băng giấy đen. |
|
d) Phần lá bị bịt kín bởi băng giấy đen không có màu xanh tím khi nhúng vào dung dịch iodine. |
|
Thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt đã được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.
- Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.
- Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40 oC trong 2 giờ.
- Chuẩn bị đĩa Petri có lót bông đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp lót, đậy bông đã thấm nước lên trên.
- Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng 30 đến 35 oC để hạt nảy mầm.
Bước 2: Tiến hành.
- Sử dụng hai chuông thủy tinh (có dán nhãn chuông A và B).
- Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc A) vào trong chuông A. Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B) vào trong chuông B và để ở điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.
Bước 3: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm.
- Sau 1 giờ, mở hai chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt hai cốc nước vôi trong.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ấm là để phá vỡ trạng thái ngủ của hạt. |
|
b) Việc đậy bông đã thấm nước lên trên hạt sẽ tránh được chuột và sâu bọ ăn hạt. |
|
c) Mục đích của việc đậy chuông kín trong thí nghiệm là để carbon dioxide trong không khí không vào bên trong chuông được. |
|
d) Sau 1 giờ, cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc A) xuất hiện váng, còn cốc B thì không. |
|
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu. Hệ tuần hoàn nhận oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan. Đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi, các cơ quan bài tiết.
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Máu giàu oxygen có màu đỏ tươi, màu giàu carbon dioxide có màu đỏ thẫm. |
|
b) Tốc độ máu chảy trong mao mạch chậm hơn trong động mạch và tĩnh mạch. |
|
c) Chỉ có nước tiểu mới chứa các chất bài tiết ra khỏi cơ thể. |
|
d) Máu sau khi trao đổi tại mao mạch của các cơ quan đổ về tâm nhĩ phải của tim. |
|
Cho các loài động vật sau: Giun đất, châu chấu, thằn lằn, mèo, cá chép, chim bồ câu, thỏ, voi. Có bao nhiêu loài trao đổi khí qua phổi?
Trả lời: .
Cho các chất sau: Vitamin, protein, carbohydrate, nước, chất khoáng, lipid. Có bao nhiêu chất không cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật?
Trả lời: .
Dưới đây là các bước trong thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
1. Mở nút bình, đưa nhanh que kim loại có cây nến đang cháy vào trong hai bình.
2. Chia số hạt đậu nảy mầm thành hai phần (mỗi phần 50 g). Cho mỗi phần vào bình A và bình B.
3. Nút chặt các bình, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1,5 - 2 giờ.
4. Đổ nước sôi vào bình B để làm chết hạt, chắt bỏ nước.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn bước theo đúng thứ tự của thí nghiệm về hô hấp tế bào cần oxygen ở hạt nảy mầm.
Trả lời: .
Cho các biện pháp giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi như sau:
a. Sục khí bể nuôi cá, tôm.
b. Thả rông gia cầm, gia súc.
c. Cày xới đất trước khi trồng.
d. Đào rãnh, làm luống trồng cao.
e. Chọn giống có khả năng sinh sản nhanh.
f. Bón phân lượng vừa đủ.
g. Trồng cây đúng thời vụ.
h. Cân đối dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi theo độ tuổi.
i. Trộn cát, rơm rạ, mùn cưa, xơ dừa vào đất sét.
Có bao nhiêu biện pháp đã ứng dụng của hiểu biết về hô hấp và trao đổi khí để tăng hiệu quả hô hấp ở sinh vật?
Trả lời: .
Cây thoát hơi nước qua các khí khổng ở lá. Khí khổng có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học. Một bạn học sinh đã thu thập được số lượng khí khổng trên lá của một loài cây. Bảng sau đây cho thấy dữ liệu mà bạn học sinh đó thu thập được từ năm vị trí trên một lá.
Vị trí trên lá | Số lượng khí khổng đếm được | |
---|---|---|
Mặt trên của lá | Mặt dưới của lá | |
1 | 3 | 43 |
2 | 0 | 41 |
3 | 1 | 40 |
4 | 5 | 42 |
5 | 1 | 39 |
Trung bình | 2 | X |
Hãy tính giá trị X - số khí khổng trung bình ở mặt dưới của lá ((làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Trả lời: .
Một thí nghiệm sử dụng rong đuôi chồn được bố trí như hình dưới đây: Ống 1 và ống 2 có chiếu sáng; ống 3 và ống 4 đặt trong tối; các điều kiện thí nghiệm khác là như nhau. Ở ống nghiệm nào bọt khí O2 được tạo ra nhiều nhất?
Trả lời: .